ngành thuế với cơ quan Hải quan. Ví dụ như những trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công để đưa đi xuất khẩu lại nhưng có trường hợp, doanh nghiệp lại đi thuê lại đơn vị khác gia công, hoặc nguyên vật liệu, hàng hóa đó không phục vụ mục đích xuất khẩu như cơ quan thuế không có thông tin từ cơ quan Hải quan dẫn đến vẫn hoàn thuế trước cho doanh nghiệp. Sau
này, thanh tra kiểm tra mới phạt hiện ra thì đây cũng rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực hoàn thuế khi các cơ quan ban ngành không phối hợp cho nhau.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, luận văn đã giới thiệu sơ lược về Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và khái quát về doanh nghiệptrên địa bàn.
Căn cứ vào cơ sở lý luận tại chương 1, tác giả đã phân tích thực trạng công tác hoàn thuế GTGT từ năm 2017 đến 2020. Qua nghiên cứu thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn các năm 2017 đến 2020 theo mục tiêu nghiên cứu của luận văn và kết quả thông tin thu thập được, tác giả đưa ra đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ấy. Kết quả này sẽ là căn cứ để tại chương 3 của luận văn tác giả đề xuất một sồ giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Phương hướng cho công tác quản lý hoàn thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.1.Phương hướng cho công tác quản lý hoàn thuế GTGT của ngành
thuế Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn từ 2020 đến năm 2030 đã
xác định các mục tiêu: xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
Hoàn thuế GTGT là công tác rất quan trọng, nó không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến NSNN mà nó còn liên quan đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trong công tác quản lý và kiểm soát hoàn thuế GTGT, cần chú trọng các định hướng, mục tiêu sau:
Thứ nhất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT phải góp phần đẩy mạnh được hoạt động đầu tư xây dựng, thành lập doanh nghiệp mới nhằm thu hút lao động và khai thác thế mạnh của các vùng kinh tế. Đối với những doanh nghiệp hoàn thuế dự án đầu tư phải nghiên cứu để giải quyết kịp thời nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư hoặc có dự án đầu tư. Quản lý hoàn thuế, kiểm tra hoàn thuế GTGT phải tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Thứ hai, công tác quản lý hoàn thuế GTGT phải đảm bảo chặt chẽ theo quy định của pháp luật, tuân thủ nghiêm quy trình quản lý hoàn và kiểm tra thuế, nhưng phải đảm bảo khuyến khích xuất khẩu nói riêng và sản xuất, kinh doanh nói chung phát triển, có tác động kích thích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Thứ ba, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra, 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Công khai, minh bạch các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết hoàn thuế GTGT.
Thứ tư, xây dựng và triển khai nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế các cấp, tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao, các doanh nghiệp hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu qua đường biên giới đất liền, các doanh nghiệp hoàn thuế dự án đầu tư...
3.1.2. Phương hướng cho công tác quản lý hoàn thuế GTGTcủa Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế của Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong thời gian tới nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế GTGT, Cục thuế cần tập trung vào thực hiện các nội dung chính sau:
Một là thực hiện xây dựng quỹ hoàn thuế sát với thực tế. Hai là thực hiện hoàn thuế đúng đối tượng đúng quy trình thủ tục đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Ba là tăng cường công tác quản lý hoàn thuế từ rà soát, phân loại hồ sơ các doanh nghiệp rủi ro cao về thuế theo quy định đến công tác kiểm tra trước và sau hoàn thuế. Đẩy mạnh việc đối chiếu kiểm tra hóa đơn chứng từ nhằm ngăn chặn phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Bốn là, tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau đạt ít nhất 80%; Tỷ lệ thanh tra kiểm tra sau hoàn thuế đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đạt ít nhất 20%;
Năm là, Tăng cường trách nhiệm - kỷ cương, đổi mới từ nhận thức, tư duy và phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế; đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát của Lãnh đạo các cấp
nhằm đưa công tác thuế có hiệu quả về mọi mặt, với phương châm “trách nhiệm - kỷ cương”; Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại công chức thuế, đặc biệt là công chức thực hiện công tác hoàn thuế GTGT..
Sáu là, tổ chức sắp xếp lại bộ máy và nhân lực trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng.
Bảy là, kiên quyết xử lý đối với những trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để cố tình đề nghị hoàn thuế sai, kê khai miễn, giảm thuế không đúng quy định để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Tám là, phối hợp với các cơ quan hữu quan, cấp ủy chính quyền địa phương, cơ quan trung ương, đặc biệt là cơ quan công an để điều tra khởi tố các hành vi vi phạm về hoàn thuế.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác ý hoàn thuế giá trị gia tăng tạiCục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở những tồn tại và hạn chế đã đề cập đến trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa thành 5 nhóm giải pháp chính nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoàn thuế tại Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, việc kịp thời sửa đổi, ban hành các quy định mới, các văn bản hướng dẫn là rất cần thiết. Việc bổ sung, sửa đổi nhiều lần chính sách thuế đã làm xuất hiện khó khăn trong cập nhật chính sách thuế. Vì vậy, khi đã sửa đổi, bổ sung thì nên có văn bản thay thế, hợp nhất để cơ quan thuế và NNT tiện theo dõi, cập nhật và thực hiện. Đồng thời, các quy định, văn bản này khi ban hành cần rõ ràng, hợp lý, trách chồng chéo và dễ thực hiện nhằm tạo thuận lợi cho cả NNT và cơ quan thuế trong việc triển khai áp dụng.
Bên cạnh đó cần thêm bước tham gia góp ý kịp thời, có chất lượng, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của tất cả cơ quan ban ngành liên quan
để hạn chế tình trạng văn bản vừa mới ban hành đã phải bổ sung sửa đổi nhiều lần, góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật Nhà nước nói chung, Ngành Thuế nói riêng.
Cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, Cục thuế tỉnh cần thành lập Tổ chỉ đaoh và Tổ giúp việc để nghiên cứu, trao đổi và giải quyết các vướng mắc về hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp cũng như kiến nghị với Tổng cục Thuế. Tổ này cần thành lập từ những người đứng đầu các phòng Thanh Kiểm tra, phòng Kê khai và Kế toán thuế, phòng nghiệp vụ dự toán pháp chế, các Chi cục Trưởng và một số công chức thường xuyên giải quyết hoàn thuế GTGT.
3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện quy trình hoàn thuế
3.2.2.1. Giải pháp về công tác thẩm định hồ sơ hoàn thuế
Thẩm định hồ sơ hoàn thuế là một trong những bước rất quan trong quy trình giải quyết hoàn thuế. Theo quy trình hoàn thuế, bước này sẽ là căn cứ để ban hành quyết định hoàn thuế. Vì vậy chất lượng công tác thẩm định hồ sơ hoàn thuế đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT. Hiện nay, công tác thẩm định hồ sơ hoàn thuế GTGT chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, bởi có nhiều hồ sơ hoàn thuế đã được thẩm định ở khâu Cục Thuế và Tổng cục Thuế nhưng sau khi thanh kiểm tra vẫn sai sót. Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ hoàn thuế như sau: