Tình hình thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện An

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 54 - 62)

2.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách

Kế hoạch thực hiện chính sách là cơ sở, là công cụ quan trọng triển khai đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phải xác định được chính xác, cụ thể các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch tổ chức điều hành; trong kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực cho việc thực hiện chính sách; trong kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực thi chính sách và việc xác định hợp lý thời gian thực hiện chính sách. Cùng với bản kế hoạch thực hiện chính sách phải xây dựng nội quy, quy chế tổ chức điều hành thực hiện chính sách. Vì vậy, để triển khai việc thực hiện hiện chính sách đối với người có công, UBND huyện đã ban hành các văn bản cụ thể như sau:

- Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 07 tháng 06 năm 2017 về việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2017 – 2020 huyện An Lão, tỉnh Bình Định

- Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ vào từ năm 2017 đến nay

- Quyết định số 3124/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở người có công cách mạng;

- Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 18/4/2018 về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình Tổng rà soát sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng năm 2017;

- Quyết định số 541/QĐ-UBND ngày 14/4/2019 về việc thành lập Ban chỉ đạo rà soát thực hiện sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng năm 2018.

- Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 18/6/2020 về việc thành lập Ban chỉ đạo rà soát thực hiện sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng năm 2019.

- Quyết định thành lập Ban Quản lý về xây dựng và quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; xây dựng quy chế quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn huyện.

- Kế hoạch số 3186/KH-UBND ngày 26 tháng 09 năm 2019 về việc thực hiện Chỉ thị 14-CT/TW ngày 19/07/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng.

Ngoài ra, nhân các ngày lễ lớn của đất nước như: ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, Quốc khánh 2/9, ngày thống nhất đất nước 30/4 và Tết cổ truyền của dân tộc, UBND huyện có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị trong huyện tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, tạo phong trào lan tỏa trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, huyện An Lão đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, tỉnh Bình Định và huyện nói riêng đối với người có công và thân nhân của họ; đảm bảo đúng chính sách, đúng đối tượng, công khai, dân chủ. Tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể chăm lo đời sống người có công không để tái nghèo theo chuẩn mới, phấn đấu các hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú.

2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách người có công

Trên cơ sở Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định của Chính Phủ, Thông tư của các Bộ, ngành Trung ương, UBND huyện và các cơ quan liên quan đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền được xác định là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện chính sách. Trong giai đoạn 2017 – 2019, bằng nhiều hình thức, phương pháp truyền thông phong phú, đa dạng, hệ thống văn bản quy định chính sách ưu đãi người có công đã được tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, cụ thể:

- Tuyên truyền qua hệ thống truyền thông đại chúng: đã đăng tải hàng trăm tin, bài, phóng sự, tài liệu tuyên truyền về chính sách ưu đãi với người có công, các công trình ghi công liệt sĩ huyện An Lão, biểu dương gương người có công tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, các đơn vị xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ…Mở các chuyên mục, chuyên trang hỏi đáp chính sách, trả lời đơn thư bạn đọc trên Đài phát huyện. Đặc biệt thông qua hệ thống đài phát thanh cấp xã, các băn bản quy định chính sách được phát thành thường kỳ đến toàn thể nhân dân.

- Tuyên truyền thông qua hội nghị, hội thảo: đã tổ chức hơn 100 hội nghị để triển khai, thảo luận cho gần 1.000 lượt cán bộ làm công tác người có công; cán bộ Hội Cựu chiến binh, Hội nạn nhân chất độc da cam – DIOXIN; báo cáo viên cấp huyện..Thông qua các hội nghị đã chuyển tải và hướng dẫn thực hiện toàn bộ hệ thống văn bản quy định chính sách, đặc biệt là các chính sách mới đến cán bộ thực hiện chính sách từ huyện đến cơ sở.

- Tuyên truyền thông qua hệ thống chính trị, hội, đoàn thể: Ban Tuyên giáo huyện ủy giới thiệu, đăng tải nội dung văn bản quy định chính sách mới

trên 4 kỳ bản tin thông báo nội bộ và phát hành đến 100% chi bộ. Các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân…tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn hệ thống văn bản quy định chính sách đến hội viên, đoàn viên.

Ngoài ra, công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chính sách đối với người có công đã được quan tâm chú trọng và thu được nhiều kết quả thiết thực. Từ năm 2017 đến nay, toàn huyện đã tổ chức 07 hội nghị tập huấn hướng dẫn hơn 1.000 lượt cán bộ và lãnh đạo làm công tác LĐTBXH từ huyện đến cơ sở với hình thức tập huấn đa dạng, phong phú, chú trọng trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và thảo luận phương án tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, đặc biệt là cấp xã.

Qua tuyên truyền đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện.

2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách người có công

Phân công, phối hợp thực hiện chính sách là khả năng tổ chức điều hành thực hiện chính sách một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Đó là việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện chính sách đối với người có công; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách. Thông qua việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách một cách khoa học, hợp lý sẽ phát huy được nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. Vì vậy, trong giai đoạn 2017 – 2019, huyện An Lão đã tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công cụ thể như sau:

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, phối hợp các phòng, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các xã, thị trấn trong việc triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND huyện về thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện An Lão giai đoạn 2017 – 2020

- Rà soát việc công nhận người có công; xem xét giải quyết đối với những trường hợp do trước đây chưa đủ điều kiện xác nhận, nhưng nay có thêm căn cứ khác được cơ sở xác nhận theo quy định của Trung ương.

- Tiếp tục phát động phong trào cán bộ, nhân dân phát hiện, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đưa về Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

- Phối hợp các ngành liên quan quan, UBND xã, thị trấn chủ động làm vệ sinh sạch, đẹp, tu sửa tôn tạo các đền tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ, bia tưởng niệm…nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ hàng năm. Tạo điều kiện cho thân nhân liệt sĩ, đồng đội và nhân dân trong, ngoài địa phương thăm viếng

- Phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ một số đối tượng người có công theo Nghị quyết 08/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh và hỗ trợ việc tang theo Nghị quyết số

09/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh.

-Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện; đặc biệt kiểm tra việc lập hồ sơ, thực hiện chính sách

ở cơ sở, kịp thời uốn nắn và xử lý những sai sót, vi phạm trong việc thực hiện chính sách đối với người có công.

- Phối hợp với phòng Kinh tế - hạ tầng tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 1733/QĐ- UBND ngày 31/3/2014 của UBND huyện.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác chính sách đối với người có công ở các xã, thị trấn, nhất là công tác nâng cao đời đống của đối tượng chính sách, hướng dẫn các xã, thị trấn phấn đấu thực hiện tốt các tiêu chí nhằm giữ vững danh hiệu “ Xã, thị trấn làm tốt công tác thươn binh liệt sĩ và người có công”, đảm bảo 100% xã, thị trấn đạt danh hiệu này; tổ chức họp bình xét để đề nghị UBND huyện quyết định công nhận danh hiệu “Xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công”, danh hiệu Nngười công dân kiểu mẫu”, “Gia đình cách mạng gương mẫu”

- Tham mưu thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ của Đảng, nhà nước đối với thương binh, bệnh binh và các gia đình liệt sĩ, người có công cới cách mạng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các gia đình chính sách còn khó khăn, người có công với cách mạng hiện đang sống neo đơn.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm của công chức thực hiện công tác người có công trong bộ máy quản lý nhà nước.

- Tiếp tục thực hiện công tác đổi mới quản lý, lưu trữ hồ sơ, cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công, nêu cao tinh thần phục vụ người có công.

- Tham mưu biểu dương, khen thưởng kịp thời các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn và cá nhân tiêu biểu thực hiện tốt công tác thương binh liệt sĩ; các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm có nhiều đóng góp đối với phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, biểu dương những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công tiêu biểu, gương mẫu, vượt khó vươn lên trong sản xuất, kinh doanh và trong học tập, công tác để ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

- Hàng năm, tham mưu UBND huyện kế hoạch đi thăm, tặng quà cho một số đối tượng chính sách tiêu biểu trên địa bàn nhân dịp lễ, tết.

Ban chỉ huy quân sự huyện

- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách, về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; hoàn thiện hồ sơ liệt sĩ, danh sách liệt sĩ; lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; tổ chức lực lượng bảo đảm cho nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập; thực hiện có hiệu quả công tác quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn huyện.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tập trung công tác chăm lo cho gia đình chính sách người có công thuộc ngàng quân đội.

- Ban chỉ huy quân sự huyện chủ trì, phối hợp với phòng LĐTBXH và các ngành liên quan thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, thực hiện tốt việc giải quyết các chế độ chính sách đối với người có công theo thẩm quyền.

Công an huyện

- Phối hợp tra cứu, trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến người có công và giám định các hồ sơ, tài liệu xác nhận người có công với cách mạng khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Phát động phong trào chăm sóc người có công và các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong lực lượng công an toàn huyện

Phòng Tài chính – kế hoạch

- Hàng năm, phối hợp với phòng LĐTBXH tham mưu bố trí kinh phí theo quy định

- Phối hợp kiểm tra việc sử dụng ngân sách thực hiện chế độ ưu đãi người có công

Phòng Giáo dục và đào tạo: Thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục – đào tạo đối với người có công và con của họ; tổ chức, tham gia hoạt động chăm

sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ, đền ơn đáp nghĩa. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh, trong đó nội dung nâng cao nhận thức của học sinh về ưu đãi giáo dục – đào tạo đối với người có công và con của họ.

Phòng Văn hóa và thông tin, Đài truyền thanh: phối hợp với phòng LĐTBXH; các ban ngành, đoàn thể liên quan; UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức người dân về truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” và chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với người có công; ý nghĩa của ngày thương binh liệt sĩ 27/7 và sự hy sinh cao cả của thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời giới thiệu những điển hình thương binh, liệt sĩ tiêu biểu, vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống; những cá nhân, đơn vị, địa phương đã tham gia thực hiện tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương.

Các phòng ban của huyện: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình cùng tham gia thực hiện tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa” do huyện đề ra; Thủ trưởng các đơn vị tuyên truyền cán bộ, công chức thực hiện ủng hỗ Quỹ “đền ơn đáp nghĩa” huyện nhằm thể hiện tinh “uống nước nhớ nguồn”, nơi tiếp nhận đóng góp thông qua phòng LĐTBXH.

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các đoàn thể: tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền và giám sát việc thực hiện chính sách chế độ ưu đãi đối với người có công.

Huyện đoàn tham gia lễ thắp nến trị ân tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh theo kế hoạch của tỉnh đoàn và tổ chức ngày Hội tri ân – hành trình đỏ. Phát động các chi đoàn khối cơ quan thực hiện công trình thanh niên như sửa chữa, làm vệ sinh khuôn viên nhà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách…

UBND các xã, thị trấn

- Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế của địa phương có kế hoạch tổ chức họp mặt thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công để ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng của dân tộc và ý nghĩa của ngày thương binh liệt sĩ nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với người có công với nước; việc tổ chức họp mặt phải bảo đảm ý nghĩa, trang trọng và tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w