Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 69 - 74)

2.4.2.1. Những tồn tại hạn chế chung về phát triển du lịch của tỉnh

-Tài nguyên du lịch ở Đắk Lắk đang chịu ảnh hƣởng không nhỏ từ việc ƣu tiên phát triển các ngành kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt, việc đầu tƣ xây dựng hệ thống thủy điện là tác nhân trực tiếp đến các thác nƣớc thơ mộng, hùng vỹ và tác động tiêu cực đến hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn biến đổi khí hậu , thay đổi cảnh quan sinh thái…

- Giao thông kết nối với các tuyến, điểm du lịch đang bị xuống cấp, hƣ hỏng nên vận chuyển khách du lịch gặp nhiều khó khăn; hệ thống đ n điện chiếu sáng, nƣớc sạch tại một số khu, điểm du lịch chƣa có, gây khó khăn trong việc phục vụ các dịch vụ khác và công tác an ninh, an toàn cho khách không đảm bảo; dịnh bệnh COVID-19 đã ảnh hƣởng nặng nề đến hoạt động du lịch của tỉnh.

- Tình hình an ninh, chính trị ở một số nơi trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; việc khai thác và thu hút khách du lịch là ngƣời nƣớc ngoài còn hạn chế do địa phƣơng chƣa có cửa khẩu quốc tế và sân bay quốc tế; đồng thời, do xa cách các trung tâm kinh tế và du lịch lớn của Việt Nam, cùng với chất lƣợng hệ thống giao thông đƣờng bộ đến Đắk Lắk còn nhiều khó khăn, nên phần nào hạn chế sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

- Thủ tục đầu tƣ và chính sách đất đai, thuế đối với việc kêu gọi đầu tƣ chƣa hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tƣ: Trong đó vƣớng mắc lớn nhất hiện nay là vấn đề sử dụng đất rừng trong phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể, theo Luật Lâm nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2019, để phát triển du lịch sinh thái dƣới tán rừng, các Ban quản lý phải xây dựng “Phƣơng án quản lý rừng bền vững”, sau đó xây dựng “Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, giải trí trong rừng đặc dụng” để triển khai thực hiện theo hình thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trƣờng rừng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại dù đã đƣợc UBND tỉnh thống nhất chủ trƣơng nhƣng vẫn chƣa có đơn vị quản lý bảo vệ rừng nào hoàn thiện “Phƣơng án quản lý rừng bền vững”. Việc này làm ảnh hƣởng đến nhiều dự án du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng có sử dụng đất rừng hoặc dịch vụ môi trƣờng rừng.

- Việc kêu gọi, thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch của tỉnh gặp nhiều khó khăn, trong khi các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế; sản phẩm du lịch có sự đầu tƣ, đổi mới

nhƣng chất lƣợng chƣa cao, chƣa thật sự hấp dẫn để thu hút khách du lịch, các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu đầu tƣ vào phát triển cơ sở lƣu trú, nhà hàng ăn uống mà chƣa chú trọng đầu tƣ phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí cũng nhƣ các sản phẩm du lịch mới tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh.

- Việc đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đối với các hạng mục nhƣ: Tôn tạo và khai thác giá trị di tích phục vụ du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, việc đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch và công tác quảng bá, xúc tiến du lịch… trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, không bố trí đƣợc đúng theo Nghị quyết 06/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành.

- Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong việc hợp tác, xây dựng và cung cấp những chƣơng trình, sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm dấu ấn vùng miền với chất lƣợng cao nhất để cung cấp đến khách du lịch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, hiệu quả chƣa cao.

- Nhân lực làm công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Phòng văn hóa thông tin của huyện, thị xã, thành phố đang còn thiếu; chủ yếu làm kiêm nhiệm, chƣa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ du lịch nên gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý, phát triển du lịch. Bên cạnh đó, nhân viên phục vụ tại các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo, tập huấn nên phần nào làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng phục vụ khách.

- Vấn đề hợp tác với các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung để mở rộng thị trƣờng khách du lịch đã đƣợc các doanh nghiệp quan tâm, đã đƣợc ký kết nhiều chƣơng trình hợp tác, đặc biệt ký kết với Khánh Hòa trong việc đƣa khách du lịch quốc tịch Nga lên với tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, việc gắn kết để đƣa khách du lịch theo hƣớng đƣờng bộ qua các nƣớc trong vùng Tam giác

phát triển du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia đã khảo sát và triển khai thực hiện nhƣng chƣa mang lại hiệu quả, do cơ sở hạ tầng của các điểm du lịch này còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm du lịch của điểm đến còn thô sơ, ngh o nàn, khó khăn trong liên kết, thu hút khách.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác phát triển du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh còn ít so với Nghị quyết đề ra.

- Việc giám sát các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc đối với du lịch chƣa chặt chẽ, thƣờng xuyên và chƣa đƣợc phân cấp giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị cụ thể nào, do vậy một số cơ quan chức năng rất tùy tiện trrong việc chấp hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Các khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đƣợc duyệt thì việc đầu tƣ hạ tầng thực hiện chậm, thiếu sự đồng bộ, làm cho du lịch chƣa thực sự đƣợc phát huy, chƣa thuận tiện tiếp cận các điểm đến, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển.

- Các cơ sở đào tạo nghề về du lịch trên địa bàn tỉnh còn ít, thiếu về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên chuyên ngành, thƣờng phải hợp đồng với giảng viên ở các cơ sở đào tạo khác ngoài tỉnh nên phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo và chi phí cao.

2.4.2.2. Những hạn chế yếu kém của quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng

- Về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phát triển du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng đã đƣa ra các định hƣớng, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp để tổ chức thực hiện. Tuy nhiên các văn bản đã đƣợc ban hành nhƣng nguồn lực để triển khai thực hiện còn hạn chế, thiếu nguồn lực để triển khai thực hiện. Một số điểm DLCĐ đã đƣợc lập quy hoạch chi tiết nhƣng vẫn chƣa thu hút đƣợc các nguồn lực đầu tƣ, công tác triển khai thực hiện chƣa

thật sự bài bản. Thiếu đề án riêng, quy hoạch, kế hoạch thực hiện riêng cho phát triển DLCĐ.

- Nhìn tổng thể, nội dung của quy hoạch du lịch chƣa chú trọng tới việc cụ thể hóa mục tiêu, định hƣớng phát triển của DLCĐ trong tổ chức không gian phát triển du lịch nhằm phát huy lợi thế của địa phƣơng. Việc phân định nội dung giữa chiến lƣợc – quy hoạch – kế hoạch chƣa đƣợc thể hiện rõ trong quy hoạch du lịch dẫn đến việc lập và triển khai kế hoạch phát triển du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng còn nhiều chồng chéo, thiếu thống nhất với chiến lƣợc và quy hoạch, nhất là trong đầu tƣ các dự án phát triển nói chung và DLCĐ nói riêng.

- Chƣa xây dựng đƣợc bộ tiêu chí công nhận điểm, khu DLCĐ, tại tỉnh mới chỉ dừng lại việc hỗ trợ phát triển DCCĐ điểm, đến nay vẫn chƣa tổ chức công nhận các điểm DLCĐ.

- Công tác quản lý các điểm DLCĐ chƣa có sự đồng bộ, nhất quán và nhiều nơi còn mang tính tự phát, chƣa tổ chức thực hiện một cách bài bản giữa các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh.

-Nhân lực tại các cơ quan QLNN về DLCĐ còn thiếu và yếu, đặc biệt là nhân lực cấp huyện, cấp xã chƣa đáp ứng yêu cầu của công tác tham mƣu để phát triển DLCĐ, chuyên môn chƣa sâu, chủ yếu là cán bộ quản lý du lịch cấp huyện, cấp xã đa phần kiêm nhiệm chứ chƣa có cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực du lịch. Lao động trong hoạt động du lịch tại các điểm DLCĐ chƣa có kinh nghiệm làm việc, chƣa có chuyên môn sâu và cũng chƣa đƣợc đào tạo bài bản.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh tại các điểm DLCĐ còn mang tính tự phát, hạn chế chƣa đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

- Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý về DLCĐ chƣa thực hiện triệt để, chƣa hiệu quả. Ứng dụng khoa học công nghệ vào cải cách thủ tục hành chính đƣợc tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

quan tâm nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định nhƣ chƣa cắt giảm mạnh thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Một số dự án du lịch tại các điểm DLCĐ triển khai tiến độ chậm. Việc đầu tƣ hạ tầng thiết yếu tại các điểm DLCĐ còn hạn chế, nhiều hạ tầng thiết yếu còn thiếu: bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh đạt chuẩn.

- Một số điểm DLCĐ có nhiều tiềm năng để khai thác nhƣng hạ tầng giao thông kết nối còn thiếu và yếu, chất lƣợng đƣờng không đảm bảo để phục vụ phát triển du lịch. Một số điểm du lịch đƣợc xác định có tiềm năng của tỉnh vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, làm cho phát triển du lịch chƣa đồng đều giữa các địa phƣơng trong tỉnh, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w