Bối cảnh hiện nay tác động đến phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 80)

tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, trƣớc năm 2020, du lịch vẫn tiếp tục giữ đà tăng trƣởng; du lịch châu Á và Thái Bình Dƣơng tiếp tục tăng trƣởng mạnh cùng sự thay đổi về nhu cầu và chi tiêu. Theo dự báo về tình hình du lịch thế giới đến năm 2030 của Tổ chức Du lịch thế giới, đến năm 2023 khoảng 1,5 tỷ lƣợt, năm 2030 khoảng 1,8 tỷ lƣợt. Đông Bắc Á sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất với 293 triệu lƣợt, vƣợt qua khu vực Nam Âu/Địa Trung Hải (264 triệu lƣợt) và Tây Âu (222 triệu lƣợt). Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lƣợt. Nguồn khách xuất phát từ Châu Âu sẽ đạt 832 triệu lƣợt, tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dƣơng (541 triệu lƣợt), Châu Mỹ (265 triệu lƣợt), Châu Phi (90 triệu lƣợt) và Trung Đông (81 triệu lƣợt).

Nhu cầu du lịch có những thay đổi hƣớng tới những giá trị mới đƣợc thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng, du lịch gắn với xóa đói giảm ngh o, du lịch hƣớng về cội nguồn, du lịch thiên nhiên… là những xu hƣớng nổi trội. Đồng thời, chất lƣợng môi trƣờng trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hƣởng du lịch. Đây sẽ là xu hƣớng chính của du lịch thế giới trong tƣơng lai. Theo dự báo, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm

31 tổng lƣợng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dƣỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54 ; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Với dự báo về xu hƣớng nhu cầu của khách du lịch trong thời gian đến sẽ rất có lợi cho thị trƣờng và việc mở rộng quy mô, phát triển DLCĐ.

3.1.2. Bối cảnh trong nước

Trong bối cảnh hiện nay, với tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ làm công tác du lịch trong nƣớc đang ngày càng phát triển, việc hoàn thiện bộ máy tham mƣu, quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng là cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này giúp thúc đẩy xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển du lịch, cũng nhƣ tổ chức quản lý hoạt động du lịch trong nƣớc đƣợc đồng bộ, hiệu quả, bền vững; phù hợp thực tế, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của đất nƣớc, thật sự đƣa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực. Trong điều kiện các ngành kinh tế khác còn khó khăn và hạn chế trong cạnh tranh với các nƣớc, du lịch hoàn toàn có thể đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế, tạo đƣợc thế mạnh trong cạnh tranh quốc gia. Việt Nam hiện là thành viên trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng, nếu tranh thủ lợi thế thì du lịch sẽ góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc, thúc đẩy quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Giai đoạn 2015 - 2019, Việt Nam chứng kiến những bƣớc tăng trƣởng thần tốc của ngành du lịch. Lƣợng khách quốc tế tăng gần 2,3 lần (từ 7,9 triệu lên 18 triệu lƣợt); lƣợng khách trong nƣớc tăng 1,5 lần (từ 57 triệu lên 85 triệu lƣợt); tổng thu du lịch tăng 2,1 lần (từ 355 nghìn tỷ lên 755 nghìn tỷ đồng); năng lực cạnh tranh du lịch tăng 12 bậc (từ thứ 75 lên 63). Dự báo năm 2020, du lịch Việt Nam sẽ đón khoảng 20,5 triệu lƣợt khách quốc tế; phục vụ 90 triệu lƣợt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 830.000 tỷ đồng; đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu

thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đến năm 2030, Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

3.1.3. Bối cảnh trong tỉnh

Những năm qua, với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc và sự ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế Đắk Lắk đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển đổi nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,25 , ƣớc giai đoạn 2021 - 2025 đạt 7,28 . GRDP toàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt 6,80 , ƣớc giai đoạn 2021-2025 đạt 7,16 . Cơ cấu khối dịch vụ (15 ngành kinh tế cấp 1) đóng góp trong tổng GRDP cả tỉnh năm 2020 đạt 46,30 . Cùng với sự phát triển kinh tế, các mặt văn hóa xã hội cũng đƣợc coi trọng, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí và sức khỏe của Nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của ngƣời dân có xu hƣớng ngày càng tăng, tỷ lệ dân cƣ địa phƣơng có nhu cầu và có đủ điều kiện thực hiện các chuyến du lịch đang tăng nhanh, nhu cầu du lịch cuối tuần, du lịch vào dịp h , dịp lễ đến các điểm du lịch gần nhƣ tăng vọt trong một vài năm gần đây và sẽ tiếp tục tăng mức độ cao trong thời gian tới và vì thế mà du lịch phát triển.

Với tiềm năng và lợi thế về du lịch của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, xác định du lịch là một trong hƣớng đột phá của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025... để kêu gọi, thu hút đầu tƣ, khôi phục phát triển du lịch một cách bền vững trong điều kiện mới. Từ đó

đề ra các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm tạo ra động lực phát triển du lịch cộng đồng và đƣa du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk nhanh chóng hòa nhập với xu thế phát triển du lịch cộng đồng chung của cả nƣớc, trong khu vực và thế giới, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho địa phƣơng; bảo vệ, tôn tạo các giá trị truyền thống dân tộc của bản địa, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

3.1.4. Bối cảnh ảnh hưởng của Đại dịch Covid- 19

Đại dịch Covid-19 đã nhanh chóng “đóng băng” ngành du lịch thế giới và du lịch Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hƣởng. Báo cáo của UNWTO cho hay, lƣợng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong năm 2020 sụt giảm tới 1,1 tỷ lƣợt. Tổng thu du lịch toàn cầu mất đi 1,1 nghìn tỷ USD; khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành bị mất việc.

Đại dịch bùng phát khiến du lịch Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Từ tháng 3/2020, hoạt động đón khách quốc tế đã phải tạm dừng. Du lịch trong nƣớc cũng bị ảnh hƣởng bởi thực hiện lệnh giãn cách xã hội tháng 4/2020, tiếp đó là đợt bùng phát dịch lần hai tháng 8/2020. Năm 2020, lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh (khoảng 80 so với năm trƣớc), khách trong nƣớc cũng giảm tới 50 bất chấp ngành du lịch đã nỗ lực thực hiện nhiều chƣơng trình kích cầu lớn. 95 số doanh nghiệp lữ hành quốc tế buộc phải ngừng hoạt động, nhiều khách sạn đóng cửa, công suất sử dụng phòng của nhiều cơ sở lƣu trú ở các thành phố lớn, khu du lịch chỉ đạt từ 10 - 15%...

Du lịch Đắk Lắk cũng giảm sâu trên nhiều tiêu chí do ảnh hƣởng dịch Covid-19, năm 2020, ngành du lịch của tỉnh giảm sâu trên nhiều tiêu chí do ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid - 19. Cụ thể, tổng số khách du lịch đến Đắk Lắk chỉ hơn 563.000 lƣợt ngƣời, đạt 49,88 kế hoạch, bằng 67,52 so cùng kỳ. Tổng doanh thu toàn ngành ƣớc tính khoảng 508 tỷ đồng, đạt 38 kế hoạch, bằng 64 so với cùng kỳ năm 2019.

3.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển du lịch cộng đồng tại địabàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2030 bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2030

3.2.1. Quan điểm

- Phát triển DLCĐ phải phù hợp và theo định hƣớng của Chƣơng trình quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát triển DLCĐ góp phần tạo điểm đặc trƣng, tạo điểm nhấn của ngành du lịch Đắk Lắk. Phát triển du lịch Đắk Lắk ổn định và bền vững, theo hƣớng chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và của tỉnh.

- Phát triển DLCĐ phải phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó chú trọng các di sản văn hóa của các buôn đồng bào dân tộc thiểu số (kiến trúc nhà sàn, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, văn hóa ẩm thực, văn hóa về trang phục, các lễ hội truyền thống…).

- Phát triển DLCĐ phải gắn với công tác bảo vệ môi trƣờng; tôn tạo, các danh lam thắng cảnh (dòng sông, con suối, thác nƣớc, các dãy núi, cánh rừng…); đồng thời, đƣa các yếu tố khoa học công nghệ hiện đại phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa, tra cứu thông tin, khảo nghiệm, trải nghiệm văn hóa, tìm hiểu các điểm tích văn hóa cộng đồng tại các điểm DLCĐ.

- Phát triển DLCĐ cần có sự tham gia của cộng đồng, ngƣời dân địa phƣơng; ngƣời dân phải đƣợc hƣởng lợi từ việc PTDLCĐ; đồng thời, phải giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng nhất là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

- Phát triển DLCĐ phải có sự gắn kết, liên kết với các sản phẩm du lịch khác, tạo sự đổi mới, đa dạng sản phẩm du lịch, tăng thời gian lƣu trú của khách du lịch, tạo nét độc đáo, đặc sắc của DLCĐ tại địa phƣơng… Tăng cƣờng liên kết và hợp tác phát triển du lịch Đắk Lắk trong mối quan hệ liên

vùng, liên khu vực, gắn với Tây Nguyên.

- Phát triển DLCĐ bảo đảm thích ứng, phù hợp với bối cảnh mới trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và trong điều kiện thích ứng với đại dịch Covid-19.

3.2.2. Mục tiêu tổng quát

- Du lịch cộng đồng góp phần cùng với ngành du lịch Đắk Lắk trở thành ngành kinh tế quan trọng, phát triển bền vững tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đồng bộ; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng; chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng, các nguồn tài nguyên du lịch và bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng mang tính đặc thù, chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao; du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

- Phát triển DLCĐ góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành một trong những khu vực trọng điểm du lịch của vùng Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

3.2.3. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, về phát triển thị trƣờng khách du lịch tham gia vào DLCĐ, doanh thu từ DLCĐ trên địa bàn tỉnh, số lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực DLCĐ, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1. Chỉ tiêu về khách du lịch, doanh thu và số lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch cộng đồng TT Chỉ tiêu Năm 2021 2022 2023 2024 2025 1 Tổng lượt khách 5.000 13.000 15.000 20.000 25.000 a Khách quốc tế 500 2.500 3.500 5.000 7.000 b Khách nội địa 4000 10.500 11.500 15.000 18.000 2 Doanh thu 3.000 7.000 9.000 15.000 22.000 (triệu đồng) Lao động hoạt động 3 trong lĩnh vực DLCĐ 1.000 1.500 2.500 3.500 5.000 (Người)

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh và Cục thống kê tỉnh)

- Đến năm 2025, đầu tƣ hoàn chỉnh các dự án du lịch trọng điểm về DLCĐ, các loại hình du lịch để kết hợp, hỗ trợ, liên kết PTDLCĐ nhƣ sau:

+ Tập trung phát huy thế mạnh về di sản văn hóa của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh; đầu tƣ hoàn chỉnh các dự án du lịch cộng đồng, dịch vụ homestay và đƣa vào hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc Êđê, M’nông tại buôn Yang Lành (huyện Buôn Đôn), buôn Ja (huyện Krông Bông), buôn Tring (thị xã Buôn Hồ). Ngoài ra, lựa chọn 05/13 thôn, buôn (buôn Ako Dhông, buôn Tuôr,

buôn Kmrơng Prông B, buôn Trí B, buôn Jun, buôn M’Liêng, buôn Triết, buôn Dơng Bắk, buôn Đắk Tuôr, buôn KliA, buôn Kuốp, buôn Kon H’Ring, Buôn Thái) đáp ứng các điều kiện để ƣu tiên hỗ trợ đầu tƣ phát triển du lịch

cộng đồng, dịch vụ homestay, tìm hiểu về kiến trúc nhà dài, văn hoá truyền thống, văn hoá cồng chiêng, ẩm thực, cà phê và các nghề truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tƣợng... sau đó làm cơ sở nhân rộng ra các buôn có tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

+ Quy hoạch và đƣa vào hoạt động tuyến phố đi bộ; trồng hoa, cây xanh đặc trƣng của Đắk Lắk tại các tuyến đƣờng chính của thành phố Buôn Ma Thuột; 100 ngƣời dân giữ gìn môi trƣờng cảnh quan xanh sạch đẹp, trồng hoa trƣớc hiên nhà, các tuyến đƣờng nông thôn nhằm tạo cảnh quan môi trƣờng đẹp.

+ Xây dựng và triển khai mô hình thân thiện với Voi tại các khu, điểm du lịch tại huyện Lắk, huyện Buôn Đôn và Trung tâm Bảo tồn Voi của tỉnh.

3.2.4. Định hướng pháp triển du lịch cộng đồng tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 – 2030

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng;

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ phục vụ phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển DLCĐ;

- Phát triển đa dạng hóa thị trƣờng khách du lịch trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trƣờng, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch đối với DLCĐ;

- Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng chất lƣợng, đa dạng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và đặc sản văn hóa đặc sắc của con ngƣời Đắk Lắk gắn với các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch cộng đồng tại Đắk Lắk;

- Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thƣơng hiệu, quản lý khách du lịch và hoạt động du lịch cộng đồng, tài nguyên du lịch du lịch cộng đồng, kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trƣờng, quản lý và giảm thiểu rủi ro, sự cố môi trƣờng trong hoạt động du lịch cộng đồng trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số.

nghề hợp lý, bảo đảm về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập;

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w