II. Kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình
1. Giới thiệu về mẫu
1.1. Căn cứ chọn mẫu
- Diện tích gieo trồng:
Giả thuyết: Diện tích trồng cà phê Việt Nam có tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
Diện tích đất trồng cà phê là diện tích đất đai dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất cà phê của một quốc gia, diện tích đất trồng lúa có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của một quốc gia nói chung và quốc gia nhập khẩu nói riêng. Do vậy, diện tích đất nông nghiệp lớn hay nhỏ không chỉ quyết định đến quy mô sản xuất trong nước mà còn ảnh hưởng tới chiến lược xuất nhập khẩu nông sản tại quốc gia đó. Về mặt tổng quát, khi xét với nước xuất khẩu thì diện tích đất nông nghiệp sẽ có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu nông sản vì quy mô sản xuất được mở rộng, sản lượng hàng hóa nhiều làm cho lượng cung hàng xuất khẩu tăng lên và nhu cầu nhập khẩu nông sản giảm.
Gỉa thuyết: Khối lượng xuất khẩu có tác động cùng chiều đến giá trị xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
Về mặt lý thuyết, khi gia tăng lượng xuất khẩu thì giá trị xuất khẩu cũng tăng theo, tuy nhiên giá trị xuất khẩu tăng hay giảm cũng còn phụ thuộc vào yếu tố giá nên có những năm khối lượng xuất khẩu sẽ tác động cùng chiều đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
- Tổng sản phẩm quốc nội:
Giả thuyết: GDP có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến giá trị xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu, nhân tố đầu tiên được đề cập là GDP – Tổng sản phẩm quốc nội của nước xuất khẩu. Bhagwati (1988) đã nhận thấy rằng sự tăng lên trong GDP thường dẫn đến sự tăng lên tương ứng trong mở rộng thương mại. Hầu hết các nghiên cứu về GDP của nước xuất khẩu đều cho rằng nhân tố này tác động tích cực đến GDP nước xuất khẩu. Điều này có thể hiểu là khi quy mô nền kinh tế tăng thì khả năng xuất khẩu cũng sẽ tăng theo, bởi vì khi đó quốc gia xuất khẩu có điều kiện đầu tư phát triển khoa học công nghệ, giống mới… để nâng cao năng suất, chất lượng cao nhằm tăng khả năng xuất khẩu.
Tuy nhiên đối với mặt hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng thì có nhiều biến động tùy từng năm do sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, ... nên có những năm sẽ tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
- Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng:
Giả thuyết: Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng có tác động cùng chiều đến đến giá trị xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và biến động giá cả chung của một số lượng cố định hàng hóa đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân qua thời gian. Lạm phát được đo lường bằng nhiều phương pháp trong đó chỉ số giá tiêu dùng là phương pháp phổ biến nhất. Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, sẽ gây ra tác động nhất định đến nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng. Trên thực tế, khi lạm phát tăng sẽ đẩy giá hàng hóa trong nước nâng lên làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài qua đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Ở góc độ nghiên cứu tác động của lạm phát đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam thì giả thuyết đưa ra là lạm phát có tương quan cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu nông sản. Bởi vì khi lạm phát tăng sẽ làm cho giá xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn. Ngô Thị Mỹ (2015) sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch gạo xuất khẩu sang thị trường thế giới đã chứng minh được lạm phát và kim ngạch cà phê xuất khẩu có ảnh hưởng cùng chiều.