Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Lịch sử và Địa lí

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung CT hiện hành theo CT GDPT 2018 môn Địa lí - lớp 5 (Trang 31 - 68)

THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 3.1 Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 theo hướng hình

3.1.2. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Lịch sử và Địa lí

3.1.2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực

Trong những năm gần đây, có khá nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được vận dụng và triển khai thực hiện dạy học các môn học ở trường phổ thông Việt Nam. Sau đây xin đề cập một số phương pháp dạy học khá hữu hiệu với môn Lịch sử và Địa lí nhằm tạo các cơ hội phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

a) Dạy học hợp tác

* Khái niệm

Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm là cách dạy học trong đó GV tổ chức cho HS hoạt động hợp tác với nhau trong nhóm để giải quyết một vấn đề đặt ra, nhằm đạt được mục tiêu học tập. Như vậy, Phương pháp này nhấn mạnh đến mục tiêu hoạt động chung của nhóm, mức độ phối hợp giữa các thành viên, đòi hỏi sự phân công trách nhiệm giữa các thành viên rõ ràng và yêu cầu có sản phẩm chung.

* Tác dụng

– Dạy học hợp tác sẽ cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên với nhau, tạo cơ hội thuận lợi để làm quen với nhau, khơi dậy sự gắn bó tập thể, tạo bầu không khí sôi nổi, tin cậy và khuyến khích hơn, đặc biệt là với các HS nhút nhát, thường là ít phát biểu trong lớp.

– Phát triển các kĩ năng nhận thức do được giải thích, trao đổi ý kiến và cùng nhau giải quyết vấn đề.

– Tạo cơ hội phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và thái độ tích cực trong nhà trường.

* Quy trình thực hiện

– Bước 1: Làm việc chung cả lớp

+ Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh + Tổ chức chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh + Hướng dẫn cách làm việc của nhóm

– Bước 2: Làm việc theo nhóm

+ Trao đổi thảo luận trong nhóm/hoặc;

+ Phân công nhiệm vụ trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi thảo luận trong nhóm

+ Cử đại diện sẽ trình bày kết quả làm việc của nhóm. – Bước 3: Thảo luận tổng kết trước lớp

+ Các nhóm lần lượt (hoặc đại diện một, hai nhóm) báo cáo kết quả thảo luận của nhóm

+ Thảo luận chung cả lớp

+ GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, tổng kết và đưa ra kết luận cho nội dung thảo luận.

+ GV có thể gợi ý, đưa ra các nhiệm vụ có liên quan đến nội dung thảo luận để HS có thể tìm hiểu thêm ở nhà hoặc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

* Một số lưu ý

– Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo nhiệm vụ thảo luận. Tuy nhiên, nhóm thường gồm từ 4 – 6 HS là phù hợp.

– Khi tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, cần chú ý phân công hợp lí để mọi thành viên trong nhóm đều tham gia tích cực.

– Trong quá trình HS thảo luận, GV cần đến các nhóm, quan sát, lắng nghe, hỗ trợ, giúp đỡ HS khi cần thiết

– Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức Để có thể tổ chức thảo luận nhóm có kết quả tốt, GV có thể phối hợp các kĩ thuật dạy học như: ‘Khăn trải bàn”, “Mảnh ghép”, “Sơ đồ tư duy”, “XYZ”, “Ổ bi”, …

* Một số kĩ thuật dạy học hợp tác

* Kĩ thuật khăn trải bàn

Khái niệm: Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm

Tác dụng:

+ Kích thích thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS + Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS

+ Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp học cách chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau.

+ HS học được cách tiếp cận nhiều giải pháp khác nhau.

+ Tạo cơ hội phát triển năng lực tư duy, năng lực quyết định và giải quyết vấn đề.

Quy trình thực hiện:

+ Chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0

+ Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh “khăn trải bàn”

+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn trải bàn”

+ Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”

Một số lưu ý:

+ Câu hỏi thảo luận nên là câu hỏi mở

+ Trong trường hợp số HS trong nhóm quá đông không đủ chỗ trên “khăn trải bàn” có thể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân,sau đó đính vào phần xung quanh “khăn trải bàn”

+ Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, viết (đính) những ý kiến thống nhất vào giữa khăn trải bàn.

(Những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau; Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quanh “khăn trải bàn”)

Ví dụ minh họa: Bài 5. Vùng biển nước ta (Lớp 5)

Với nội dung 3. Vai trò của biển, GV có thể sử dụng thuật khăn trải bàn tổ chức cho HS thảo luận vấn đề: Điều gì sẽ xảy nếu nước ta không giáp với biển

* Kĩ thuật mảnh ghép

Khái niệm: Kĩ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm

Tác dụng:

+ Kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm. + Nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác.

Hình …. Hình ….

+ Thể hiện năng lực cá nhân – tăng cường hiệu quả học tập

+ Tạo cơ hội phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. – Quy trình thực hiện

VÒNG 1: Nhóm chuyên sâu

+ Hoạt động theo nhóm từ 3 đến 6 người

+ Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C) nghiên cứu sâu 1 nội dung học tập

+ Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao

+ Mỗi thành viên trở thành “ chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu(đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm)

VÒNG 2: Nhóm mảnh ghép

+ Hình thành nhóm 3 người mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3) gọi là “nhóm mảnh ghép”.

+ Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 “chuyên sâu” được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau “ lắp ghép các mảng kiến thức thành bức tranh tổng thể”

+ Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm “mảnh ghép” mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung

Một số lưu ý

+ Nhiệm vụ của các “nhóm chuyên sâu” phải có sự liên quan, gắn kết với nhau.

+ Trong khi các nhóm “chuyên sâu” làm việc GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời Hình...

để đảm bảo thời gian quy định và các HS đều có thể trình bày lại được KQ nghiên cứu, thảo luận của nhóm.

+ Thành lập nhóm “mảnh ghép” phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”.

+ Khi các “nhóm mảnh ghép” hoạt động, GV cần quan sát, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ các ND từ nhóm “chuyên sâu”.

+ Nhiệm vụ mới được giao cho “nhóm mảnh ghép” phải mang tính khái quát, tổng hợp các ND kiến thức đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.

– Ví dụ minh họa: Bài 12, 13. Công nghiệp (lớp 5)

Để tổ chức cho HS tìm hiểu về ngành công nghiệp nước ta , GV có thể sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh một cách hiệu quả.

Vòng 1 (nhóm chuyên sâu):

Làm việc chung cả lớp, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm như sau:

– Nhóm 1: Tìm hiểu về các ngành công nghiệp (tên và sản phẩm) – Nhóm 2: Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp.

– Nhóm 3: Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.

Trong trường hợp lớp có đông học sinh thì có thể chia thành 6 nhóm (2 nhóm tìm hiểu về một thế mạnh của vùng như trên).

Vòng 2 (nhóm mảnh ghép):

GV yêu cầu HS thành lập 3 nhóm mới (nhóm gồm các thành viên đại diện cho mỗi thế mạnh của vùng ở vòng 1). Vòng này cả 3 nhóm đều thực hiện cùng một nhiệm vụ là trình bày đặc điểm ngành công nghiệp nước ta.

Sau khi kết thúc hoạt động thảo luận nhóm mảnh ghép ở vòng 2, GV tổ chức cho các nhóm mảnh ghép báo cáo kết quả thảo luận nhóm (một nhóm đại diện báo cáo), cả lớp thảo luận, góp ý kiến. Giáo viên nhận xét, đánh giá, tổng kết ý kiến thảo luận của lớp và chuẩn hoá kiến thức về ngành công nghiệp nước ta.

b) Dạy học dự án

* Khái niệm

Dạy học dự án là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành nhằm tạo ra một sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ học tập của người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

* Tác dụng

Phương pháp dạy học dự án có những ưu điểm nổi bật:  Gắn lí thuyết với thực tiễn.

 Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.  Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và sáng tạo.

 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề phức hợp mang tính tích hợp.  Phát triển năng lực cộng tác, hỗ trợ, phát triển các kĩ năng giao tiếp.  Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.

 Phát triển năng lực đánh giá.

Dạy học theo dự án cũng có những hạn chế nhất định:  Đòi hỏi có thời gian để HS nghiên cứu, tìm hiểu.  Đòi hỏi phương tiện vật chất phù hợp.

 Yêu cầu GV phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực, yêu nghề.

* Quy trình thực hiện

Dạy học theo dự án có thể tiến hành theo 6 bước: – Bước 1: Lựa chọn chủ đề

– Bước 2: Lập kế hoạch – Bước 3: Thu thập thông tin – Bước 4: Xử lí thông tin – Bước 5: Trình bày kết quả – Bước 6: Đánh giá kết quả

Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, 6 bước trên có thể tóm lại thành 3 bước chính:

Bước 1: Đề xuất giải pháp và lập kế hoạch

– Lựa chọn chủ đề, xác định các vấn đề cần giải quyết.

– Xây dựng tiểu chủ đề.

– Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện dự án – Thu thập thông tin.

– Xử lí thông tin. – Tổng hợp thông tin. Bước 3: Tổng hợp báo cáo kết quả – Xây dựng sản phẩm.

– Đánh giá. Cách thức tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch

Là bước đầu tiên quan trọng, GV cần tổ chức cho HS cùng tham gia xác định: – Lựa chọn chủ đề

– Xác định mục tiêu cần hướng tới – Xác định nhiệm vụ cần thực hiện – Dự kiến sản phẩm

– Cách triển khai thực hiện dự án – Thời gian thực hiện và hoàn thành

* Lựa chọn chủ đề

Hiện nay, ở Việt Nam do chưa có chương trình dành riêng cho dạy học dự án nên GV có thể vận dụng linh hoạt vào các nội dung bài học/chủ đề trong các môn học hoặc liên môn phù hợp. Nội dung bài học/chủ đề cần hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú, tính tò mò ham hiểu biết của HS. Chủ đề có thể khởi đầu bằng một ý tưởng liên quan đến nội dung học tập, gắn với thực tiễn mà HS quan tâm. Ví dụ: lễ hội, phong tục, ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu,…

Từ chủ đề lớn, GV tổ chức hướng dẫn HS phát triển tìm các chủ dề nhỏ còn gọi là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên của các dự án. Sơ đồ tư duy là một công cụ hiệu quả để xác định, lựa chọn ý tưởng cũng như những vấn đề cần giải quyết xung quanh dự án.

Lập sơ đồ tư duy để:

– Tập hợp ý kiến của các thành viên. – Kết hợp các ý tưởng.

– Xây dựng cấu trúc kiến thức. – Xác định quy mô nghiên cứu.

– Xác định các hoạt động học tập cần thực hiện. Cách tiến hành như sau:

– GV ghi chủ đề lên bảng, đồng thời cử một HS ghi lại các ý tưởng.

– GV đặt các câu hỏi để HS phát triển các ý tưởng xung quanh chủ đề chính, các ý tưởng được phát triển tự do và được tôn trọng.

– Sau khi không có thêm ý tưởng, GV cùng HS sắp xếp các ý tưởng lại, hoàn thiện sơ đồ tư duy gồm chủ đề chính và các tiểu chủ đề nhỏ.

– HS chọn một tiểu chủ đề để thực hiện dự án, tên tiểu chủ đề chính là tên dự án. Các HS có cùng sở thích về một tiểu chủ đề sẽ ngồi cùng nhau thành lập nhóm.

* Lập kế hoạch

Khi đã hình thành nhóm và xác định được chủ đề, tên dự án, GV hướng dẫn HS các nhóm phát triển sơ đồ tư duy của tiểu chủ đề/dự án của nhóm để xác định vấn đề nghiên cứu. Khi đặt câu hỏi để phát triển ý tưởng, có thể sử dụng kì thuật dạy học 5W1H. Trong các câu hỏi này, câu hỏi Why (tại sao) và How (như thế nào) là quan trọng nhất.

Sau khi xây dựng được quy mô nghiên cứu, HS thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành, xác định phương tiện và dự kiến sản phẩm.

Ví dụ: Kế hoạch thực hiện dự án

Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành Dự kiến sản phẩm

Sau khi lập được kế hoạch, các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác và GV bổ sung ý kiến, từng nhóm chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch.

Khi các nhóm đã hoàn thiện kế hoạch dự án, GV hướng dẫn HS cách: Thực hiện dự án

Tổng hợp kết quả Trình bày báo cáo

Đánh giá rút kinh nghiệm

Bước 2: Thực hiện dự án

* Thu thập thông tin

Thực hiện thu thập thông tin theo nhiệm vụ đã được giao trong kế hoạch của nhóm như: phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã xác định, thu thập các thông tin từ thực tế sách báo, tranh ảnh, internet, hoặc làm thí nghiệm. Các phương tiện hỗ trợ sử dụng như: phiếu phỏng vấn, ghi âm, máy ảnh, máy camera,….

* Xử lí thông tin

Sau khi thu thập được các dữ liệu, cần tiến hành xử lí dữ liệu, có thể sử dụng biểu đồ để giải thích các dữ liệu. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi, thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ, đồng thời xin ý kiến của GV và sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ cùng hướng đi của dự án

Bước 3: Tổng hợp kết quả

* Xây dựng sản phẩm

Tổng hợp các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng, sản phẩm cuối cùng có thể được trinh bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, biểu diễn (đóng kịch, múa, thơ,…) trưng bày triển lãm (tranh ảnh báo tường, mô hình,…), powerpoint,…

* Trình bày sản phẩm

Nhóm phân công thành viên tham gia trình bày báo cáo đã được chuẩn bị như: bài thuyết trình, biểu diễn (đóng kịch, hát, múa, thơ,…) trưng bài triển lãm (tranh ảnh, báo tường, mô hình,…), powerpoint,… Sản phẩm của dự án có thể được trình bày trong lớp hoặc được giới thiệu trước toàn trường, hay ngoài xã hội.

* Đánh giá, rút kinh nghiệm

Sau khi trình bày báo cáo, các nhóm sẽ đánh giá kết quả của nhau và nhìn lại

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung CT hiện hành theo CT GDPT 2018 môn Địa lí - lớp 5 (Trang 31 - 68)