Quy trình đánh giá

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung CT hiện hành theo CT GDPT 2018 môn Địa lí - lớp 5 (Trang 83 - 84)

II. Mật độ dân số và phân bố dân cư

3.3.3. Quy trình đánh giá

Quy trình đánh giá gồm các bước sau: chuẩn bị nội dung đánh giá; tổ chức đánh giá; phân tích kết quả và ra quyết định; định hướng, điều chỉnh việc dạy – học và kiểm tra, đánh giá.

– Chuẩn bị nội dung đánh giá: + Xác định mục tiêu đánh giá;

+ Xác định các năng lực cần đánh giá: tập trung vào các năng lực còn yếu để kiểm tra kết quả sau khi đã rèn luyện của HS;

+ Xây dựng phiếu đánh giá và các thang đánh giá mỗi mức độ đạt được của từng tiêu chí;

+ Chọn và thiết kế bộ công cụ đánh giá cho từng năng lực: tùy từng mục tiêu đánh giá để có thể lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp và đo lường được kết quả mong muốn. Bộ công cụ bao gồm: câu hỏi (tự luận, trắc nghiệm), bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, dự án học tập, sản phẩm,…

– Tổ chức đánh giá:

+ Mục đích của bước này là giúp GV thu thập thông tin về quá trình, kết quả học tập của HS.

hỏi vấn đáp, yêu cầu HS làm bài tập và giải thích kết quả làm bài, nghe HS trình bày, bảo vệ, tranh luận kết quả trước lớp,...

+ Kết quả của bước này là GV nắm bắt được kết quả bài làm và những biểu hiện năng lực khác nhau của từng HS.

– Phân tích kết quả, ra quyết định:

+ Mục đích của bước này là giúp GV và HS biết được ưu điểm, nhược điểm của mình và giúp HS khắc phục để tiến bộ.

+ Kết quả của bước này là GV và HS xác định được: kết quả bài làm của từng HS, định hướng cách khắc phục lỗi hoặc nâng cao yêu cầu để phát triển năng lực HS.

– Định hướng, điều chỉnh:

+ Mục đích của bước này là giúp HS khắc phục, sửa chữa lỗi hoặc nâng cao yêu cầu để giúp HS tiến bộ.

+ Để giúp HS khắc phục lỗi, tiến bộ, GV có thể thực hiện bằng những cách sau đây:

 Trực tiếp chỉ ra cách giúp HS sửa lỗi. Trước hết, GV giúp HS nhận thức lỗi – sai ở đâu, vì sao sai và cách khắc phục, sửa chữa như thế nào bằng cách dùng lời nói hoặc viết vào bài làm của HS. Sau đó, GV giúp HS sửa lỗi – HS có thể tự mình sửa lỗi hoặc làm việc theo cặp. Cuối cùng GV kiểm tra lại việc sửa lỗi của HS bằng cách đọc lại bài làm, kết quả sửa lỗi của HS hoặc nghe HS trình bày.

 Giúp HS tự đánh giá kết quả và tự sửa lỗi bằng cách HS có thể tự kiểm tra và từ đó tự phát hiện ra lỗi; GV nêu ra trước lớp nhưng lỗi, sai sót mà các em mắc phải và yêu cầu các HS tự soát lỗi và sửa chữa.

 Tạo điều kiện, yêu cầu HS giúp nhau sửa lỗi (đánh giá đồng đẳng) và GV kiểm tra lại kết quả.

 Liên hệ với gia đình để giúp HS sửa lỗi.

+ Kết quả đạt được của bước này là HS khắc phục được lỗi và có sự tiến bộ trong học tập.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung CT hiện hành theo CT GDPT 2018 môn Địa lí - lớp 5 (Trang 83 - 84)