Phương pháp, công cụ đánh giá

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung CT hiện hành theo CT GDPT 2018 môn Địa lí - lớp 5 (Trang 89 - 90)

II. Mật độ dân số và phân bố dân cư

3.3.5. Phương pháp, công cụ đánh giá

Trong tài liệu đã bàn đến hai hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay là đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) và đánh giá kết quả (đánh giá định kì). Người giáo viên sẽ lựa chọn các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích, thời điểm và yêu cầu của từng hình thức đánh giá; Và mỗi phương pháp cũng sẽ có những công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp. Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được thể hiện như sau:

Bảng 4. Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá

Hình thức

đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá ĐG thường

xuyên/ ĐG quá trình

Phương pháp hỏi – đáp Câu hỏi, bảng hỏi.

Phương pháp quan sát Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo, bảng kiểm, rubric.

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập

Bảng quan sát, câu hỏi vấn đáp, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics…).

Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập

Bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics…).

Phương pháp kiểm tra viết KWLH, câu trả lời ngắn, thẻ kiểm tra…

ĐG định kì/ ĐG tổng kết

Phương pháp kiểm tra viết Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập

Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập

Bài kiểm tra (câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm), bài luận, bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí, thang đo.

3.3.5.1. Phương pháp kiểm tra viết1

Kiểm tra viết là phương pháp kiểm tra phổ biến, được sử dụng đồng thời với nhiều HS cùng một một thời điểm, được sử dụng sau khi học xong một phần của chương, một chương hay nhiều chương, hoặc sau khi học xong toàn bộ chương trình môn học, nội dung kiểm tra có thể bao quát từ vấn đề lớn có tính chất tổng hợp đến vấn đề nhỏ, HS phải diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ viết.

Phương pháp kiểm tra viết giúp cho người đánh giá thu được các chứng cứ về kết quả học tập của người học thông qua các bài viết trên giấy hoặc trên máy. Khi HS làm một bài kiểm tra trắc nghiệm đa lựa chọn, hoàn thành một bài tập về nhà dạng viết luận, viết một bản báo cáo, vẽ một bức tranh, viết một bài luận, hoặc điền vào một bảng ma trận ghi nhớ, bảng ma trận đặc trưng,... tức là các em đang cung cấp các chứng cứ trên giấy hoặc trên máy tính cho GV. Phương pháp đánh giá này là có khả năng đánh giá được năng lực tư duy bậc cao trong dạy học Lịch sử và Địa lí như phân tích, tổng hợp, đánh giá, liên hệ thực tiễn,…

Xét theo dạng thức của bài kiểm tra có hai loại là kiểm tra viết dạng tự luận và kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan.

a) Phương pháp kiểm tra dạng tự luận

– Là phương pháp GV thiết kế câu hỏi, bài tập, HS xây dựng câu trả lời hoặc làm bài tập trên bài kiểm tra viết. Một bài kiểm tra tự luận thường có ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết nhiều câu để trả lời và cần phải có nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, nó cho phép một sự tự do tương đối nào đó để trả lời các vấn đề đặt ra.

– Câu tự luận thể hiện ở hai dạng:

+ Câu có sự trả lời mở rộng, là loại câu có phạm vi rộng và khái quát. HS tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức.

+ Câu tự luận trả lời có giới hạn, các câu hỏi được diễn đạt chi tiết, phạm vi câu hỏi được nêu rõ để người trả lời biết được độ dài ước chừng của câu trả lời. Bài kiểm tra với loại câu này thường có nhiều câu hỏi hơn bài tự luận với câu tự luận có sự trả lời mở rộng. Nó đề cập tới những vấn đề cụ thể, nội dung hẹp hơn nên đỡ mơ hồ hơn đối với người trả lời; do đó việc chấm điểm dễ hơn và có độ tin cậy cao hơn.

– Ưu điểm của phương pháp kiểm tra dạng viết tự luận: Trong cùng một thời gian GV kiểm tra được một số lượng lớn HS, giúp thu được thông tin về kiến thức và kĩ năng hoạt động trí tuệ của HS. Do HS được kiểm tra trong những thời lượng, thời gian và điều kiện như nhau nên tạo điều kiện có được thông tin tương đối khách quan về kết quả học tập. Câu hỏi tự luận có khả năng đo lường được các mục tiêu cần thiết và đo lường tốt ở mức độ hiểu, tổng hợp, đánh giá. Câu tự luận khi được soạn một cách cẩn thận có thể tạo điều kiện để HS bộc lộ khả năng suy luận, sắp xếp dữ kiện, khả năng phê phán, đưa ra những ý kiến mới. Việc chuẩn bị câu tự

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung CT hiện hành theo CT GDPT 2018 môn Địa lí - lớp 5 (Trang 89 - 90)