TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung CT hiện hành theo CT GDPT 2018 môn Địa lí - lớp 5 (Trang 69 - 73)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú, tò mò khám phá tri thức mới. – Cách thức tiến hành:

+ GV cho HS làm việc theo cặp và yêu cầu trả lời câu hỏi: Hãy viết những hiểu biết của em về đất nước Việt Nam.

+ HS làm việc theo cặp đôi. GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần. + HS trả lời câu hỏi.

+ GV bắt đầu gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà HS phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài mới.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Giới thiệu về vị trí địa lí của đất nước Việt Nam (tiết 1)

* Mục tiêu: Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam.

* Cách thức tiến hành:

– GV cho HS quan sát bản đồ vị trí địa lí của đất nước Việt Nam, yêu cầu HS đọc thông tin:

+ Xác định vị trí địa lí của đất nước Việt Nam. + Việt Nam giáp với những quốc gia nào ?

– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).

– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

– GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

* Gợi ý một số nội dung trả lời

– Việt Nam nằm ở khu vực phía Đông Nam của châu Á (Đông Nam Á). – Việt Nam giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.

* Mục tiêu: Xác định được giới hạn lãnh thổ, mô tả được hình dạng đất liền của Việt Nam.

* Cách thức tiến hành:

– GV cho HS đọc tài liệu và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Lãnh thổ Việt Nam gồm những bộ phận nào ? + Kể tên những quần đảo lớn ở biển Đông.

+ Kể tên 4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Tổ quốc.

– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).

– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

– GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

* Gợi ý một số nội dung trả lời

– Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, toàn vẹn, gồm: vùng đất liền, vùng biển và vùng trời.

– Những quần đảo lớn ở biển Đông: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. – 4 điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Việt Nam:

+ Điểm cực Bắc: xã Lũng Cú, (Đồng Văn, Hà Giang). + Điểm cực Nam: xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau). + Điểm cực Tây: xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên).

+ Điểm cực Đông: xã Vạn Thạnh (Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà).

Hoạt động 3. Tìm hiểu về đơn vị hành chính của Việt Nam (tiết 2)

* Mục tiêu: Trình bày được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, nêu được tên một số tỉnh, thành phố tiêu biểu.

* Cách thức tiến hành:

– GV tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức một cuộc thi nhỏ, cùng nhau:

+ Kể tên các tỉnh, thành phố mà em biết.

+ Kể lại cho các bạn về các tỉnh, thành phố giáp với tỉnh, thành phố nơi các em sống.

+ Mô tả về một tỉnh, thành phố mà em mơ ước được đến đó du lịch.

– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).

– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

– GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

* Gợi ý một số nội dung trả lời

Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương. Hà Nội là thủ đô, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước.

Hoạt động 4. Tìm hiểu về Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy (tiết 2)

* Mục tiêu: Mô tả và nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

* Cách thức tiến hành:

– Bước 1: GV cho HS nghe bài hát Quốc ca và đặt câu hỏi: Bài hát này có tên là gì? Bài hát này thường được hát vào lúc nào? Hãy bày tỏ cảm xúc của em khi được nghe bài hát này.

– Bước 2: GV cho HS quan sát các hình ảnh về Quốc kì, Quốc huy, đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả Quốc kì, Quốc huy của Việt Nam?

– HS thực hiện nhiệm vụ; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).

– GV gọi một số HS lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng hình ảnh phóng to), các HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

– GV nhận xét, bổ sung, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

* Gợi ý một số nội dung trả lời

– Quốc kì Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong khởi nghĩa Nam Kì ngày 23/11/1940.

– Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Quốc kì, Quốc ca, Quốc huy chính thức được sử dụng:

+ Quốc kì và Quốc ca của Việt Nam được sử dụng từ sau kì họp đầu tiên Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946.

+ Quốc huy của Việt Nam được sử dụng từ sau kì họp thứ năm của Quốc hội khóa I năm 1955.

– Quốc kì – cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc Việt Nam. Quốc ca – giai điệu thiêng liêng, tự hào. Quốc huy – biểu tượng nhà nước Việt Nam.

LUYỆN TẬP

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự hệ thống lại kiến và ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn.

* Cách tiến hành:

– GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu bài Đất nước Việt Nam các em hãy nhớ lại và thực hiện: “Sơ đồ tư duy” trên khổ giấy A3.

Lưu ý: HS tự lựa chọn sơ đồ: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi. Khuyến khích học sinh sử dụng biểu tượng, ký

GV cung cấp cho các nhóm hệ thống câu hỏi để lập sơ đồ tư duy.

1. Các em chọn loại sơ đồ tư duy nào? (Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi).

2. Chủ đề của sơ đồ mà các em mong muốn là gì?

3. Em hãy cho biết vị trí, địa lí của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn do vị trí, địa lí đem lại.

4. Phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. 5. Mô tả về Quốc kì và Quốc ca.

– HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần). – GV mời một vài nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình. – GV nhận xét sản phẩm và hệ thống lại kiến thức cho các em.

VẬN DỤNG

* Mục tiêu: HS vận dụng KT đã học để thực hành một số nhiệm vụ.

* Cách tiến hành:

– GV giao các nhiệm vụ cho HS làm việc ở nhà. 1. Vẽ Quốc huy Việt Nam.

2. Cắt và dán Quốc kì Việt Nam bằng giấy màu.

3. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu thuyết minh và bày tỏ cảm nghĩ của em về quốc kì, quốc ca Việt Nam.

– HS thực hiện các nhiệm vụ ở nhà, phụ huynh HS hỗ trợ (nếu cần thiết). – HS mang sản phẩm đến lớp để trưng bày.

– GV nhận xét, góp ý cho HS.

DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM(Thời lượng: 2 – 3 tiết) (Thời lượng: 2 – 3 tiết)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

– Nêu được số dân và so sánh được quy mô dân số Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

– Nhận xét được sự gia tăng dân số và phân bố dân cư ở Việt Nam.

– Trình bày được một số hậu quả do gia tăng dân số nhanh và sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở Việt Nam.

– Ý thức được sự cần thiết trong việc chấp hành chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, lược đồ/ bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê); giải quyết vấn đề.

II. HỌC LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

– Thông tin tư liệu, tranh ảnh về hậu quả của gia tăng dân số ở địa phương, ở Việt Nam.

– Video về tình hình gia tăng dân số trên thế giới.

– Video về hậu quả đông dân và gia tăng dân số ở một số nơi trên thế giới – Bản đồ/ lược đồ về mật độ dân số nước ta.

– Thông tin tư liệu, tranh ảnh về hậu quả của gia tăng dân số ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung CT hiện hành theo CT GDPT 2018 môn Địa lí - lớp 5 (Trang 69 - 73)