Thực trạng thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại về cấp,

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 54)

cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Để đáp ứng các yêu cầu của thi hành pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai trong tình hình mới, việc nghiên cứu ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về giải quyết khiếu nại đất đai đã được các cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm thực hiện thường xuyên. Trong những năm gần đây, hàng trăm văn bản các loại gồm: Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch, Công văn hướng dẫn, Thông báo... được ban hành để chỉ đạo hướng dẫn việc thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai.

Hệ thống văn bản quy định về công tác thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã một phần tạo hành lang pháp lý, là cơ sở giúp các địa phương, đơn vị thực hiện công tác giải quyết khiếu nại đất đai một cách thống nhất; góp phần thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức, tầng lớp nhân dân phát huy sự sáng tạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kế hoạch.

Từ năm 2012 đến 2016, sau hơn 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011 và hơn 2 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2013, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 1.503.607 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Mặc dù, số vụ việc giảm 6,3% so với giai đoạn trước nhưng khiếu nại, tố cáo đông người tăng mạnh, tính chất gay gắt, phức tạp xuất hiện ở nhiều địa phương. Theo thống kê, giai đoạn này có đến 18.316 lượt đoàn khiếu nại đông người, tăng 33% so với giai đoạn trước liền kề. Trong đó, số đoàn đông người tại trụ sở tiếp công dân Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng 35,7%. Số đoàn đông người

các bộ, ngành đã tiếp nhận tăng 62,4%; ở các địa phương số đoàn đông người tăng 30,1% [28]. Năm 2017, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp tiếp nhận 415.383 lượt công dân khiếu nại (tăng 14% so với 2016) với 310.633 vụ việc (tăng 66% so với 2016); có 5.624 đoàn đông người (tăng 15% so với 2016) [30].

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2016, Bộ này đã tiếp 1.884 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, với tổng số 11.814 lượt người, trong đó có 387 lượt đoàn đông người. Đồng thời đã tiếp nhận, xử lý 17.630 lượt đơn, trong đó có 7.227/17.630 vụ việc đủ điều kiện xử lý (có 10.403 lượt đơn trùng, chiếm 59% số đơn). Trong 7.227 vụ việc đủ điều kiện xử lý, có 5.022 vụ việc khiếu nại hành chính về đất đai (chiếm 69,5%), 951 vụ việc tranh chấp đất đai (chiếm 13,2%), 531 vụ việc đòi lại đất cũ (chiếm 7,3%). Kết quả xử lý 7.227 vụ việc đủ điều kiện cho thấy, có 5.911 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các địa phương (chiếm 81,2%), chỉ có 271 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài nguyên và Môi trường (3,8%) [6]. Năm 2017, Bộ này đã tiếp 413 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, với tổng số 976 lượt người, trong đó có 38 lượt đoàn đông người. Đồng thời, tiếp nhận tổng số 3.284 lượt đơn, thư (giảm 9,6% số lượt đơn và 5,6% vụ việc so với năm 2016), các đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 95,3% (3094/3248 đơn). Trong tổng số đơn tiếp nhận, có 1400 đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý (chiếm 44%); có 1818 đơn đủ điều kiện thụ lý, trong đó có đến 1602 đơn thuộc thẩm quyền các địa phương xử lý (chiếm 88,6%) [8].

Như vậy, qua hơn 5 năm thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011 và hơn 3 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2013 cho thấy: tuy tình hình khiếu nại đất đai có xu hướng giảm, cụ thể từ năm 2005 đến năm 2007 mỗi năm nhận trung bình khoảng 10.000 lượt đơn về đất đai; từ năm 2008 - 2011 mỗi năm nhận trung bình khoảng 6.000 lượt đơn; từ 2012 đến 2016 mỗi năm nhận

trung bình khoảng 4.000 lượt đơn [5] nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn như khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn chiếm xấp xỉ từ 60% đến 70% số vụ việc khiếu nại, tố cáo. Trong đó, tại Bộ Tài nguyên và Môi trường hơn 95% đơn nhận được là khiếu nại, tố cáo trên lĩnh vực đất đai [7]. Đặc biệt, theo thống kê cho thấy số lượng đoàn đông người được các Bộ, ngành Trung ương tiếp tăng 62% so với giai đoạn 2008 - 2011; Ban tiếp công dân Trung ương tăng 32,7%, đồng nghĩa với việc tình hình khiếu kiện đông người tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, có đoàn lên tới vài trăm người với thái độ bức xúc, gay gắt, nhiều lần tập trung lên cấp Trung ương [29]. Đáng chú ý, các đoàn khiếu nại đông người có sự liên kết với nhau, tổ chức chặt chẽ và được sự ủng hộ về lương thực, tiền của một số tổ chức tự phát, thậm chí còn bắt giữ cán bộ, chiến sĩ đang thi hành công vụ (như vụ việc tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Thực trạng khiếu nại nói chung và khiếu nại đất đai nói riêng đã được Bộ Chính trị nhận định: “Tình hình khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại,

tố cáo liên quan đến tham nhũng, hoạt động tư pháp, tôn giáo còn diễn biến phức tạp. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai, tranh chấp tài sản chưa được giải quyết dứt điểm, để kéo dài, gây bức xúc, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự. Một số vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng không được chấp hành nghiêm túc. Tình hình trên tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, tạo cớ để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng chống phá, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước” [1].

160 140 120 100 80 60 40 20 0 Tổng số Khiếu nại trên địa bàn tỉnh Số khiếu nại trong

lĩnh vực đất đai

2015 2016 2017 2018 2019

THỰC TRẠNG KHIẾU NẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 2015-2019

(Theo Báo áo số 170 BC-UBND ngà 20/12/2019 ủa UBND tỉnh Phú Thọ quả

hoạ động 5 năm ông á hanh ra g ả qu h u nạ ố áo ừ năm 2015-2019).

Như vậy qua số liệu thống kê, số lượng khiếu nại đất đai chiếm phần lớn trong tổng số các đơn thư khiếu nại ở tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua (75,9%) [36]. Mặc dù số lượng đơn thư có biến động qua các năm nhưng rõ ràng khiếu nại đất đai vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối trong hoạt động giải quyết khiếu nại ở tỉnh Phú Thọ.

Khiếu nại liên quan đến việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Phú Thọ nguyên nhân do một số lỗi thường gặp đó là cấp sai vị trí, diện tích, loại đất; thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng trình tự thủ tục, khiếu nại về nghĩa vụ tài chính khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, khi được công nhận quyền sử dụng đất

2.2.3. Thực trạng thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại về xử phạt vi phạm hành chính đối với quản lý, sử dụng đất

Đối với các khiếu nại quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, lý do dẫn đến việc khiếu nại là do quyết định hành chính chưa đảm bảo những điều kiện cần thiết theo quy định, không tuân thủ trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thiếu công khai, dân chủ, công bằng trong quá trình ban hành quyết định; không tính đến nhu cầu của người sử dụng đất, các biện pháp ổn định cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Các biện pháp bảo đảm đất sau khi thu hồi được sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn, đảm bảo được giá trị sản sinh từ đất bị thu hồi.

Khiếu nại nội dung liên quan đến việc đòi lại đất cũ và khiếu nại quyết định hành chính giải quyết tranh chấp đất đai: Đòi lại đất mà nhà nước quản lý đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện hợp tác xã; đòi lại đất thuộc diện nhà nước quản lý trong quá trình cải tạo công thương nghiệp, quản lý đất vắng chủ, đất cho thuê hoặc tranh chấp đòi lại đất cũ; tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp ranh giới quyền sử dụng đất, tranh chấp đất của cơ sở tôn giáo, thờ tự, tranh chấp đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.

Điển hình, vụ việc Bà Lê Thị Khê, Lê Thi Canh huyện Tân Sơn khiếu nại về việc các hộ chuyển nhượng đất nông nghiệp cho doanh nghiệp Tuấn Đạt chỉ có 08 năm nhưng UBND tỉnh lại giao cho công ty Tuấn Đạt 50 năm. Hay vụ việc bà Lê Thị Tuyến huyện Thanh Thuỷ khiếu nại về việc UBND xã lấy đất trong khuôn viên thổ cư đang sử dụng của hộ gia đình bán cho hộ khác mà không đền bù.

* Kết quả tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ

Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có thể được xem là quá trình “hiện thực hóa” quyết định giải quyết khiếu nại. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo giá trị của toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2015 đến năm 2019 tổng số Quyết định hành chính trong quản lý đất đai được ban hành là 148 quyết định, trong đó năm 2015 có 34 quyết định, năm 2016 có 28 quyết định, năm 2017 có 46 quyết định, năm 2018 có 23 quyết định và năm2019 có 17 quyết định

[36]. Về cơ bản các quyết định hành chính ban hành đều hợp pháp. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn luật vào thực tiễn, vẫn còn một số quyết định hành chính được ban hành chưa đúng trình tự, thủ tục dẫn đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân như: quyết định thu hồi đất, một số quyết định giao đất trái thẩm quyền, công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chưa chính xác...

Đại bộ phận công dân trên địa bàn tỉnh đã chấp hành nghiêm các quyết định hành chính về đất đai nhất là các quyết định về thu hồi đất; do vậy đã tạo ra quỹ đất sạch để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn của tỉnh: các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các dự án làm đường giao thông, đường điện...

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 54)