Để giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại của các cấp, các
ngành trong việc giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Tổ chức tốt việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, cần kiểm tra, chỉ đạo sâu sát các sở, ban, ngành; UBND thành
phố, thị xã và các huyện trong công tác giải quyết khiếu nại, đặc biệt là các vụ việc phức tạp; có biện pháp xử lý các chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với các vụ việc còn tồn đọng kéo dài cũng như các vụ việc mới phát sinh nhằm hạn chế tối đa tình hình phát sinh khiếu nại.
Ngoài ra có thể xem xét thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại tố cáo của tỉnh để tăng cường công tác tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết những vụ việc phức tạp khiếu nại kéo dài. Đồng thời, xây dựng các văn bản hướng dẫn, công khai chi tiết để người dân có thể nắm bắt, tiếp cận thông tin
về tiến trình xử lý khiếu nại cũng như việc thực hiện trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra quyết định xử lý khiếu nại.
Thứ ba, cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo như tăng thêm các khoản phụ cấp, hỗ trợ khác cho họ như vậy mới thúc đẩy được đội ngũ này hết lòng, tận tâm với công việc
Tiểu kết chương 3
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá thực tiễn việc thi hành pháp luật trong khiếu nại đất đai ở Chương 1, Chương 2, tác giả đã đưa ra một số phương hướng trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai nói chung và của UBND tỉnh Phú Thọ nói riêng trong điều kiện hiện nay, giảm số vụ việc khiếu nại đất đai và giải quyết có hiệu quả các khiếu nại đã phát sinh trên thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Bám sát các mục tiêu, quan điểm đó, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn với tư duy đổi mới, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh Phú Thọ cũng giống như một số các địa phương khác trên cả nước, việc thi công khai tiến trình giải quyết khiếu nại đất đai cũng như việc thực thi trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình tham mưu giúp UBND tỉnh đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại hiện nay chưa được chú trọng. Do đó, bên cạnh các giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật thì giải pháp về công khai cho người dân các thông tin cần thiết là việc làm trước mắt có thể triển khai ngay để tránh sự bức xúc của người dân, đặc biệt với các vụ việc khiếu nại đông người và kéo dài.
KẾT LUẬN
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài sản vô cùng quý giá, không thể thay thế được đối với tất cả các quốc gia ở mọi chế độ chính trị. Nó có vị trí và tầm quan trọng vô cùng lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của đất đai nên qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đều có những chủ trương, chính sách nhằm quản lý và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên đất đai, phục vụ một cách tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để phát huy được vai trò của đất đai trong đời sống thì chúng ta phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai mà một trong những nội dung quan trọng là hoạt động thi hành pháp luật giải quyết các khiếu nại đất đai. Do vậy, thực hiện tốt công tác thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Hiện nay khiếu nại đất đai ngày càng trở nên phức tạp trên cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng. Nội dung chủ yếu của khiếu nại đất đai là về các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong giải quyết tranh chấp, xin lại đất do Nhà nước đang quản lý, xin lại đất đã giao cho người khác sử dụng hay khiếu nại về việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đô thị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thực tiễn công tác thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai ở tỉnh Phú Thọ cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như: Một số cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo thời hạn quy định; vẫn còn đơn, thư tồn đọng, giải quyết chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ; Việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm, có vụ việc để kéo dài, tạo dư luận
không tốt trong xã hội và nhân dân… Qua lý luận và thực tiễn công tác thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trong cả nước nói chung tại tỉnh Phú Thọ nói riêng được xem là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng và hết sức nhạy cảm. Do đó các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng cần quán triệt đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của mình trong việc thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2014), Chỉ thị 35-CTTW ngày 26/5/2014, tổng kết 10
năm thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 6/3/2002 của Ban Bí thư và 5 năm thực hiện Thông báo 30 - TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT
quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 33/2014/TT-
BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-
BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ngày 30/12/2015 tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Hà Nội
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo số 82/BC-BTNMT ngày
03/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, Hà Nội
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo số 101/BC-BTNMT
ngày 21/9/2017 đánh giá tác động của Luật Đất đai 2013 đến tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai, tr. 1
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo số 02/BC-BTNMT ngày
17/01/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2017; triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2018 của Bộ Tài nguyên và môi trường, tr. 6, 7
9. Chính phủ (2012), Báo cáo số 304/BC-CP ngày 26/10/2012 Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, Hà Nội, tr. 6
10. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
11. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa
đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai
12. Nguyễn Văn Động (2010), “Thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước: Khái niệm, hiệu quả và sự tác động (ảnh hưởng) của hiệu quả tới xã hội”
13. Nguyễn Thị Hồi (2009), “Bàn về khái niệm thi hành pháp luật” 14. Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993
15. Đàm Bích Hiên (2017), Nội san Khoa Nhà nước và Pháp luật số 30, Học viện Hành chính Quốc gia
16. Nguyễn Tuấn Khanh (2013), “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu
nại hành chính của công dân ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Luật Hiến pháp - Học viện Khoa học xã hội
17. Đinh Văn Minh (2016),“Thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về thu
hồi đất ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Đề
tài khoa học cấp Bộ, Thanh tra Chính phủ 18. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại
19. Quốc hội (2013), Luật Đất đai
21. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính phủ
22. Quốc Hội (2015), Luật Tổ chức Chính quyền địa phương 23. Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự
24. Quốc hội (2016), Luật Công chứng
25. Quốc hội (2019), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
26. Lưu Quốc Thái (2006), “Hoàn thiện Pháp luật về giải quyết tranh
chấp đất đai”, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
27. Lưu Quốc Thái (2015), “Bàn về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh
chấp đất đai tại cơ quan hành chính”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5
28. Thanh tra Chính phủ (2016), Báo cáo công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2012 - 2015 và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
29. Thanh tra Chính phủ (2016), Báo cáo số 3537/BC-TTCP ngày 30/12/2016,
Báo cáo Tổng kết 5 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo
30. Thanh tra Chính phủ (2018), Báo cáo số 152/BC-TTCP ngày
29/01/2018, Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của ngành Thanh tra, tr. 3
31. Nguyễn Hợp Toàn, Giáo trình Pháp luật đại cương của Trường Đại
học kinh tế Quốc dân, NXb Lao động
32. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2012), Quyết định số 2306/QĐ-UBND
ngày 30/8/2012
33. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2013), Quyết định số 523/QĐ-UBND
ngày 28/02/2013
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2016), Quyết định số 1117/QĐ-UBND
35. Uỷ ban nhân dân Thành phố Việt Trì, Thông báo số 38/TB-QLDA 36. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2019), Báo cáo số 170/BC-UBND ngày
20/12/2019 về kết quả hoạt động 5 năm công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo từ năm 2015-2019