Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức liên

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (Trang 68 - 71)

liên quan đến lĩnh vực khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính là giải pháp vừa góp phần quan trọng vào việc

triển khai thực hiện pháp luật về khiếu nại và đồng thời làm hạn chế nguyên nhân phát sinh khiếu nại.

Giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, vì vậy ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động khiếu nại. Chỉ khi nào các chủ thể có thẩm quyền giải quyết có ý thức trách nhiệm cao đối với công tác giải quyết khiếu nại thì hoạt động giải quyết khiếu nại mới phát huy được hiệu quả. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, khiếu nại là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, từ tiếp nhận đơn thư, thụ lý, thẩm tra, xác minh, ra kết luận và ban hành quyết định giải quyết, quyết định xử lý. Do đó, để khiếu nại hành chính, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước phải dựa vào đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu trong việc giải quyết khiếu nại.

Trên thực tế, hiệu quả giải quyết khiếu nại phụ thuộc phần lớn vào năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu. Như vậy, trong số các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ tham mưu, giúp việc trong công tác giải quyết khiếu nại là những người có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần tập trung những đối tượng này. Để nâng cao

ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, ngoài các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác khiếu nại, cần căn cứ quy định của pháp luật về khiếu nại, phải xây dựng chế độ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại. Chế độ trách nhiệm này phải được quy định trong chức

năng, nhiệm vụ, quy chế, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước. Thực tiễn quản lý cho thấy ở đâu chế độ trách nhiệm được xác định rõ ràng, cụ thể thì ở đó hiệu quả quản lý được nâng cao.

Đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước, cần hoàn thiện chế độ công vụ để ràng buộc trách nhiệm của họ đối với công tác khiếu nại. Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước cần được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, xác định được mục đích, ý nghĩa và vai trò của công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại, coi đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Do thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước là người trực tiếp thực hiện vai trò quản lý nhà nước nên phải luôn gắn công tác giải quyết khiếu nại với công tác quản lý nhà nước, mỗi khi có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính cũng đều phải tính đến khả năng giải quyết khiếu nại hành chính có thể phát sinh, chỉ có như vậy thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước mới có ý thức trách nhiệm cao trong giải quyết khiếu nại và chỉ đạo, đôn đốc, thực hiện nghiêm túc các quyết định giải quyết khiếu nại. Nói cách khác, trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước phải đặt công tác giải quyết khiếu nại ngang hàng với hoạt động chấp hành và điều hành và là một hoạt động không thể thiếu được trong quản lý hành chính nhà nước, là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thực tiễn quản lý cho thấy ở đâu chế độ trách nhiệm được xác định rõ ràng, cụ thể thì ở đó hiệu quả quản lý được nâng cao.

Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thẩm quyền, trách nhiệm khiếu nại. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và thực tiễn tình hình khiếu nại của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để bố trí cơ cấu

cán bộ hợp lý, phù hợp. Hoàn thiện tiêu chuẩn, chức danh, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật phù hợp

Một phần của tài liệu Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (Trang 68 - 71)