Ph.ăng-ghen chi hội người nước ngoài ở man-se-xtơ 533 Bản thông báo khẳng định rằng tuồng như là do cách làm như

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 3 pot (Trang 45 - 46)

Bản thông báo khẳng định rằng tuồng như là do cách làm như

vậy mà các chi hội và liên chi hội bị tước mất cái quyền trước đây của họ được quyết định vấn đề xét xem họ phải thực hành chính sách gì trong nước họ. Điều đó cũng không đúng. Dù Tổng Hội đồng đóng tại đâu - ở Luân Đôn, ở Niu Oóc hay bất cứ ở nơi nào khác nữa - thì quyền của các chi hội và liên chi hội vẫn không thay đổi. Nhưng - thông báo lại nói - để điểm này không bị vi phạm,

"đại hội đại biểu đã trao cho Tổng Hội đồng này quyền tạm thời khai trừ theo ý mình bất cứ chi hội nào, liên chi hội nào hay hội đồng liên chi hội nào, không cần trình bày lý do của việc làm đó".

Cũng lại không đúng nữa rồi. Quyền tạm thời khai trừ bất cứ chi hội nào đã được Đại hội Ba-lơ (năm 1869) giao cho Tổng Hội đồng. Việc ban bố chính thức những nghị quyết của Đại hội La Hay, nghị quyết thứ II, điều1* ("International Herald" số 37) chỉ rõ rằng nều quyền hạn của Tổng Hội đồng được mở rộng hoặc, nói chính xác hơn, được quy định một cách rành mạch hơn, thì quyền hạn ấy lại cũng bị kèm theo những điều kiện nhất định mà trước kia không có. Chẳng hạn, nếu Tổng Hội đồng giải tán một hội đồng liên chi hội nào đó, thì trong vòng ba mươi ngày Tổng Hội đồng phải tìm cách cử ra một hội đồng mới và do đó, rút cục quyền tối hậu vẫn thuộc về liên chi hội ấy. Nếu Tổng Hội đồng tạm thời khai trừ cả một liên chi hội thì khi các liên chi hội còn lại yêu cầu, Tổng Hội đồng trong thời hạn một tháng phải trình

quyết định của mình cho hội nghị đại biểu có đại diện của tất cả các liên chi hội mới có thể ra phán quyết cuối cùng. Đó là điều mà trong thông báo gọi là quyền tạm thời khai trừ không nói rõ lý do!

Các đồng chí công nhân! Dù các đồng chí tự mình tán thành hay là không tán thành những nghị quyết được thông qua ở La _____________________________________________________________

1* Xem tập này, tr.204.

Hay, thì hiện nay chúng cũng đã thành đạo luật đối với Quốc tế. Nếu người nào trong các đồng chí không tán thành những nghị quyết ấy, thì có thể phát biểu ý kiến với đại hội sắp tới. Nhưng không một chi hội nào, không một hội đồng liên chi hội nào của nước Anh, không một đại hội đại biểu toàn quốc nào do hội đồng ấy triệu tập lại có quyền bác bỏ nghị quyết của đại hội đại biểu toàn Hội liên hiệp được triệu tập trên cơ sở hợp pháp. Kẻ nào mưu toan làm như vậy, thì trên thực tế tự đặt mình ra ngoài hàng ngũ Quốc tế. Chính những kẻ đã ký tên vào bản thông báo đã ở trong tình trạng đó. Cứ để mặc cho những hành động như vậy được thực hành trong Quốc tế thì chẳng khác gì giải tán Quốc tế.

Thậm chí trong những nước mà đại biểu thuộc phái thiểu số tại La Hay, người ta cũng đã bắt đầu kiên quyết chống lại những khuynh hướng chia rẽ do các đại biểu ấy thể hiện. Nếu ở Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan, áo, Hung-ga-ri, Bồ Đào Nha và toàn bộ Thụy Sĩ, trừ một nhóm chừng 200 người, các nghị quyết La Hay đều được nhiệt liệt hoan nghênh, thì những hội viên Quốc tế ở Hà Lan cũng đã quyết nghị, tại đại hội đại biểu của mình, ủng hộ Tổng Hội đồng ở Niu Oóc và chỉ đưa những yêu cầu mà họ có thể nêu ra cho đại hội đại biểu hợp pháp kỳ tới của toàn Hội liên hiệp sẽ được triệu tập vào tháng Chín 1873 giải quyết chứ không đưa cho bất cứ đại hội nào cả217. ở Tây Ban Nha, nơi mà Hội đồng liên chi hội đã mưu đồ gây nên một cuộc vận động chia rẽ, giống như cuộc vận động chia rẽ do bản thông báo đó tạo ra, thì ở đây sự chống lại cuộc vận động ấy ngày càng tăng lên, và các chi hội cũng lần lượt đồng tình với những nghị quyết La Hay.

Các đồng chí công nhân! Vì tất cả những lý do đó mà chúng tôi phản đối việc triệu tập bất cứ đại hội đại biểu ở Anh nào mà có thể sẽ phán quyết về những luật lệ của Hội liên hiệp đã được quy định bởi những đại biểu của tất cả các nước có đại diện trong đó.

Chúng tôi phản đối việc triệu tập bất cứ đại hội nào trong một kỳ hạn gần như vậy, như thời hạn vào ngày 26 tháng Giêng.

Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu tất cả các chi hội đem những điều trình bày ở trên ra cho các hội viên của mình thảo luận, nên nhớ rằng tương lai của Hội liên hiệp chúng ta ở nước Anh tuỳ thuộc vào thái độ của họ trong tình hình cuộc khủng hoảng hiện nay.

Cần phải thừa nhận rằng chỉ những ai bảo vệ quyền uy của Đại hội La Hay và ra sức thực hiện những nghị quyết đã được thông qua ở đấy, mới là những đại biểu hợp pháp của Hội đồng liên chi hội.

Đã được thông qua tại hội nghị toàn chi hội người nước ngoài ở Man-se-xtơ, họp ngày thứ bảy, tức ngày 21 tháng Chạp 1872.

Gửi lời chào anh em tới toàn thể hội viên của Hội liên hiệp chúng ta.

P.Xuy-rơ-khéc, chủ tịch hội nghị.

P.Cúp-pư-rơ, tổng thư ký và thư ký nước Đức.

Ô.Vít-xơ thư ký nước Pháp.

Do Ph.Ăng-ghen viết khoảng 20 tháng Chạp 1872

Đã in thành truyền đơn ngày 23 tháng Chạp 1872 và đăng trên tờ "Arbeiter-Zeitung" số 5 và số 6, ngày 8 và ngày 15 tháng Ba 1873

In theo bản in trên tờ truyền đơn Nguyên văn là tiếng Anh

C.Mác

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 3 pot (Trang 45 - 46)