Man-se-xtơ gửi tất cả các chi hộ

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 3 pot (Trang 43 - 45)

và hội viên liên chi hội Anh212

Các đồng chí công nhân!

Chúng tôi nhận thấy có nhiệm vụ kêu gọi các đồng chí nhân bản thông tư do những người tự xưng là phái đa số của Hội đồng liên chi hội Anh đưa ra, trong đó họ kêu gọi các đồng chí tham gia cuộc nổi loạn công khai của họ chống những nguyên tắc cơ bản của Hội liên hiệp chúng ta213.

Trong thông báo ấy, phái đa số của Hội đồng liên chi hội khẳng định rằng, tuồng như là phái thiểu số đã làm cho mọi công việc không thể thực hiện được và dẫn tới một tình trạng bế tắc, vì phiên họp gần đây bị chủ tịch giải tán trong khi đang tranh luận gay gắt nhất, tuồng như thể nhằm ngăn trở cuộc thảo luận.

Mới thoạt nhìn hình như có điều kỳ lạ là phái thiểu số lại có thể đặt phái đa số vào một tình trạng bế tắc, trong khi có lẽ chỉ cần biểu quyết một cách thông thường thì có thể bắt phái thiểu số phải im lặng. Xưa nay thường thường phái thiểu số tự tách ra. Đây là trường hợp đầu tiên phái đa số tự tách ra;

và chỉ riêng một sự việc đó cũng đủ khiến cho người ta nghi ngờ ở đây có vấn đề gì không ổn rồi. Còn về những kêu ca phàn nàn đối với chủ tịch1* tại một phiên họp, thì, như chúng ta đã _____________________________________________________________

1* - X.Vích-ke-ri

biết căn cứ theo những tài liệu xác thực, trong trường hợp này chủ tịch đã tuyên bố giải tán cuộc họp muộn hơn với bình thường là nửa giờ, vào 11 giờ 30 phút, vì những người ủng hộ phái đa số cứ khẳng khăng đòi tạm nghỉ thảo luận vấn đề 214.

Như trong thông báo đã nêu rõ, Hội đồng liên chi hội đã bất đồng ý kiến về vấn đề có nên thừa nhận những nghị quyết của đại hội đại biểu toàn Hội liên hiệp chúng ta họp vào tháng Chín ở La Hay là những nghị quyết có hiệu lực hay không. Song, đối với hội viên Quốc tế thì điều đó hoàn toàn không thành vấn đề. Theo điều 3 Điều lệ chung của Quốc tế, đại hội đại biểu toàn Hội liên hiệp phải "áp dụng những biện pháp cần thiết cho hoạt động của Hội liên hiệp chúng ta có kết quả"215. Đại hội đại biểu là cơ quan lập pháp của nó. Nghị quyết của đại hội phải được toàn thể tuân theo. Kẻ nào không vừa lòng thì có thể hoặc là ra khỏi Hội liên hiệp, hoặc là tìm cách huỷ bỏ những nghị quyết đó trong đại hội kỳ sau. Nhưng bất kể hội viên nào của Hội liên hiệp, bất kể chi hội nào, hội đồng liên chi hội nào, đại hội đại biểu địa phương hoặc đại hội đại biểu toàn quốc nào, cũng đều không có quyền tuyên bố những nghị quyết ấy, là vô hiệu, trong khi đó lại muốn ở lại trong Quốc tế.

Những người đã ký tên vào bản thông báo ấy tuyên bố rằng Đại hội La Hay không phải là đại hội có thẩm quyền và tuyệt nhiên không đại diện cho số đông hội viên của Hội liên hiệp. Đại hội được Tổng Hội đồng triệu tập căn cứ theo điều 4 Điều lệ chung, dựa trên những cơ sở hợp pháp. Tham dự đại hội có 64 đại biểu đại diện cho 15 nước khác nhau và bản thân các vị đại biểu đó cũng thuộc 12 dân tộc khác nhau. Chưa có một đại hội đại biểu nào trước đây có thể tự hào về thành phần thực sự quốc tế như vậy. Những nghị quyết đã được thông qua đều quán triệt tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, điều đó được chứng minh bằng sự thực là hầu như tất cả những nghị quyết đều được thông qua với đa số ba phần tư số phiếu và đại biểu của hai nước mới đây bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh huynh

đệ tương tàn - người Pháp và người Đức - hầu như trong tất cả mọi trường hợp đều cùng nhất trí bỏ phiếu tán thành những nghị quyết ấy. Nếu nước Anh do lỗi của chính mình mà không có một đoàn đại biểu đông đảo tham dự đại hội, thì chẳng lẽ đó là một lý do để tuyên bố đại hội là không có thẩm quyền hay sao?

Các tác giả của bản thông báo đó không hài lòng đối với nghị quyết của đại hội về hành động chính trị của giai cấp công nhân. Họ nói rằng nghị quyết được thông qua sau khi đa số đại biểu đã ra về. Báo cáo chính thức đăng trong số 37 tờ "International Herald" (ngày 14 tháng Chạp) chứng tỏ rằng về vấn đề này có 48 đại biểu trong số 64 đại biểu đã bỏ phiếu, trong đó có 35 đại biểu bỏ phiếu tán thành nghị quyết. Trong số 35 người này chúng tôi cũng thấy có tên ông Mốt-tơ-xhết hiện ký tên vào bản thông báo bác bỏ nghị quyết.

Nghị quyết này là như thế nào? Xét về nội dung và phần lớn cả về lời lẽ nữa, thì nghị quyết này giống với nghị quyết đã được thông qua tại Hội nghị đại biểu Luân Đôn tháng Chín 1871 và đã được Tổng Hội đồng công bố chính thức cùng với những nghị quyết khác vào ngày 17 tháng Mười năm đó216; trong nghị quyết đó, ngoài những chữ ký khác ra, còn có chữ ký của Giôn Hây-dơ của T.Mốt-tơ-xhết, của H.I-ung, của Ph. Brát-ni-cơ, của H. Mây- ô và của Giôn Rốt-chơ đấy! Một khi Tổng Hội đồng phải thực hiện những nghị quyết của hội nghị đại biểu, thế thì cớ sao lúc đó không có một ai trong số những ngài ấy xin từ chức, rút ra khỏi Tổng Hội đồng và phản đối bản nghị quyết mà bây giờ họ bỗng dưng cho là nguy hiểm đến thế?

Bản thông báo hoàn toàn xuyên tạc ý nghĩa của nghị quyết ấy, cứ đọc toàn văn nghị quyết ấy đăng trong số 37 "International Herald"1*thì sẽ thấy điều đó một cách dễ dàng. Trái với điều _____________________________________________________________

1* Xem tập này, tr.203.

được khẳng định trong thông báo, nghị quyết không buộc các công liên và các tổ chức chính trị trung lập khác phải hoạt động chính trị, nghị quyết chi yêu cầu thành lập trong mỗi nước chính đảng độc lập của giai cấp công nhân đối lập với tất cả các đảng phái tư sản. Như thế có nghĩa là nghị quyết kêu gọi giai cấp công nhân ở đây, tại nước Anh, thôi đừng làm cái đuôi của "đảng tự do vĩ đại" và thành lập chính đảng đối lập của mình, như nó đã làm trong những ngày quang vinh của phong trào hiến chương vĩ đại.

Như vậy, những lời cả quyết nói về sự phản bội đối với các công liên là hoàn toàn bịa đặt. Nhưng xin phép hỏi, những công liên mà đã có thời gia nhập Quốc tế thì hiện nay ở đâu rồi. Bản cân đối thu chi năm qua chứng tỏ rằng hầu như tất cả các công liên đều biến đi mất trong thời gian ông Hây-dơ phụ trách chức thư ký.

Còn một điều phàn nàn nữa là việc Tổng Hội đồng di chuyển sang Niu Oóc và trong Tổng Hội đồng không có người Anh, cũng không có người Mỹ. Tổng Hội đồng mới bao gồm những người thuộc năm dân tộc khác nhau, và nếu người Anh ở Niu Oóc vẫn đặt mình ngoài Quốc tế, thì họ hãy tự trách bản thân mình không có đại biểu tham gia Hội đồng. Khi Tổng Hội đồng còn đóng tại Luân Đôn, đại biểu của người Anh bao giờ cũng quá đông so với bất cứ nước nào khác, và thường hay chiếm đa số tuyệt đối; nhưng, người Pháp chẳng hạn thì một dạo hoàn toàn không có đại biểu tham gia Tổng Hội đồng. Song người Anh không thể đòi hỏi phải duy trì trật tự như vậy coi như quyền không thể tước đoạt của mình. Trong khi Đại hội La Hay, căn cứ theo những quyền lợi và nghĩa vụ mà điều 3 Điều lệ chung ban cho nó, đã bầu ra Tổng Hội đồng mới, nó đã lực chọn một địa điểm tốt nhất theo ý nó và những người tốt nhất trong địa phương đó. Những kẻ đã ký tên vào bản thông báo có thể cứ giữ ý kiến khác, nhưng điều đó không làm giảm bớt quyền của đại hội đại biểu.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 3 pot (Trang 43 - 45)