Những bức thư từ Luân Đôn

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 3 pot (Trang 29 - 30)

Ph.Ăng-ghen

Những bức thư từ Luân Đôn

II

*Lại bàn về đại hội La Hay

Luân Đôn, ngày 5 tháng Mười 1872

Tôi hy vọng rằng kết cục của Đại hội La Hay sẽ làm cho những người bạn "tự trị" của chúng ta ở I-ta-li-a phải suy nghĩ. Họ cần phải biết rằng ở đâu có tổ chức, thì ở đấy tất nhiên phải hy sinh một phần sự tự trị vì lợi ích sự thống nhất hành động. Nếu họ không hiểu rằng Quốc tế là một đoàn thể được tổ chức ra để đấu tranh, chứ không phải để phát minh những lý luận đẹp đẽ, thì rất lấylàm tiếc, song có thể nói một điều chắc chắn: Quốc tế vĩ đại sẽ để cho I-ta-li-a cứ việc tự lực tự cường, chừng nào nó chưa tuân theo những quy tắc chung cho tất cả.

Trong Đồng minh dân chủ xã hội chủ nghĩa bí mật có ba cấp anh em quốc tế (số này không nhiều), anh em dân tộc và các hội viên thường. C.1* ở trong số những anh em quốc tế, cũng như Ghi- ôm (người đứng đầu bộ tổng tham mưu của Ba-cu-nin) và một hoặc hai người Tây Ban Nha.

Trong số đại biểu Pháp có 5 người lấy tên giả từ Pháp đến, những người còn lại là những người lưu vong, những người tham gia công xã. Tôi đính kèm theo đây một bản danh sách, trong _____________________________________________________________

1* - C.Ca-phi-ê-rô.

đó không chỉ ghi rõ tên gọi của các chi hội nước Pháp và trụ sở của những chi hội đó để khỏi lộ cho cảnh sát biết196. Nhưng những tổ chức của chúng ta đã được khôi phục trong hơn ba mươi tỉnh của nước Pháp, ở đó Quốc tế hiện giờ đã lớn mạnh hơn và sôi nổi hơn bao giờ hết.

Một điều đáng mừng là ở La Hay, người Pháp và người Đức bao giờ cũng cùng nhau nhất trí biểu quyết: điều đó chứng tỏ rõ ràng rằng đối với Quốc tế không có chiến tranh, không có xâm chiếm, không có thù hằn dân tộc. Và cũng chính sự liên minh ấy của người Pháp và người Đức đã bảo đảm để tất thảy mọi nghị quyết đều được thông qua.

Lý do của việc di chuyển Tổng Hội đồng tới Niu Oóc là: 1. Quyết định kiên quyết của Mác, Xê-rai-ơ, Đuy-pông và Ăng-ghen không nhận những sự uỷ quyền mới. Mác và Ăng-ghen có những công trình khoa học cần phải hoàn thành, vậy mà trong hai năm gần đây họ đã không có thời gian để làm việc đó. 2. Nhận thức tin chắc rằng trong trường hợp họ từ chức, thì những đại biểu người Pháp tham gia Tổng Hội đồng ở Luân Đôn sẽ là những người theo

thuyết Blăng-ki, bọn này có thể dở trò âm mưu ra làm cho phần

đông những người ủng hộ chúng ta ở nước Pháp bị bắt nên nhìn chung họ đi theo bọn đó; những đại biểu người Anh tham gia Tổng Hội đồng ở Luân Đôn sẽ là những kẻ bị mua chuộc, luôn luôn bán rẻ chúng ta cho giai cấp tư sản tự do và cho những tay sai cấp tiến của ngài Glát-xtôn. Còn các dân tộc khác thì hoàn toàn không thể có đại biểu tham gia Hội đồng, bởi vì Vru-bơ-lép- xki, Mác-Đô-nen,Phran-ken không muốn ở lại trong Tổng Hội đồng nếu không có Mác và những người khác.

Dù cho báo chí tư sản có nói gì chăng nữa, những công nhân La Hay vẫn tiếp đón chúng tôi rất tốt. Có một lần, bọn phản động ngầm phái đến chỗ chúng tôi một số tên say rượu để sau khi hội nghị kết thúc bọn này phải hát bài quốc ca của nhà vua Ha Lan. Chúng tôi cứ để cho chúng hát và chúng tôi cũng hát

bài "Mác-xây-e" để đáp lại trong khi đi qua bọn chúng. Muốn đuổi bọn chúng đi bằng vũ lực thì chỉ cần một số ít đại biểu của đại hội cũng đủ thôi. Trong phiên họp cuối cùng, vào thứ bảy, rất đông công chúng đã nhiều lần vỗ tay hoan nghênh các diễn giả.

Do Ph.Ăng-ghen viết ngày 5 tháng Mười 1872

Đã đăng trên báo "La Plebe" số 107, ngày 18 tháng Mười 1872

In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng I-ta-li-a

In bằng tiếng Nga lần đầu Ph.Ăng-ghen

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 3 pot (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)