Ph.ăng-ghen chi hội người nước ngoài ở man-se-xtơ

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 3 pot (Trang 37 - 41)

Ph.Ăng-ghen

Những bức thư từ Luân Đôn

III

*Cuộc mít-tinh ở công viên Hây-đơ

Luân Đôn, ngày 14 tháng Mười một 1872

Chính phủ của phái tự do Anh hiện giờ đang giam cầm trong nhà tù ít nhất là 42 chính trị phạm Ai-rơ-len, chính phủ đối xử với họ chẳng những như với bọn trộm cắp và bọn giết người, mà còn tệ hơn nhiều, cực kỳ tàn bạo. Trong những thời kỳ huy hoàng của ông vua trái phá1*, người đứng đầu nội các phái tự do hiện nay, ngài Glát-xtôn đã làm một chuyến đi đến nước I-ta-li-a và đã thăm các chính trị phạm ở Na-plơ; sau khi trở về nước Anh, ngài đã công bố một tập sách nghiêm khắc lên án Chính phủ Na- plơ trước châu Âu về sự đối xử tàn tệ của chính phủ này đối với chính trị phạm202.

Điều đó chẳng ngăn cản được ngài Glát-xtôn ấy đối xử một cách như vậy với các chính trị phạm Ai-rơ-len mà ngài vẫn còn giam cầm họ. - Các hội viên Ai-rơ-len của Quốc tế đã quyết định tổ chức một cuộc biểu tình khổng lồ ở Công viên Hây-đơ (công viên lớn nhất Luân Đôn, trong thời kỳ các cuộc vận động chính trị tất cả những cuộc hội họp nhân dân đông đảo đều được tiến hành ở đây) đòi thực hiện đại ân xá. Họ liên lạc với tất cả các _____________________________________________________________

1* - Phéc-đi-năng II

tổ chức dân chủ Luân Đôn và thành lập một uỷ ban mà thành phần của nó ngoài những người khác ra, còn có Mác-Đô-nen (người Ai-rơ-len), Ma-ri (người Anh) và Le-xnơ (người Đức) - là những uỷ viên của Tổng Hội đồng cũ của Quốc tế.

Một khó khăn đã nảy sinh. Trong thời gian có kỳ họp gần đây của nghị viện, chính phủ đã thông qua được một đạo luật trao quyền cho chính phủ đặt quy chế cho những cuộc hội họp công chúng tai các công viên Luân Đôn. Chính phủ đã lợi dụng quyền ấy, và ra lệnh dán bản quy chế quy định rằng ai muốn tổ chức một cuộc hội họp công chúng như vậy thì phải viết giấy báo cáo cho cảnh sát biết việc đó hai ngày trước khi triêu tập cuộc hội họp và ghi rõ tên của các diễn giả203. Quy chế này được giấu giếm một cách cẩn thận đối với báo chí Luân Đôn, chỉ một lần hạ bút mà nó đã xoá mất một trong những quyền mà nhân dân lao động Luân Đôn quý nhất, quyền hội họp trong công viên bất cứ lúc nào và bằng bất cứ cách gì. Phục tùng quy chế ấy thì tức là hy sinh quyền lợi của nhân dân.

Những người Ai-rơ-len là bộ phận cách mạng nhất trong nhân dân, chẳng phải là những kẻ có thể tỏ ra hèn yếu như vậy. Uỷ ban đã nhất trí quyết định hành động, tuồng như thể không biết là có quy chế ấy và cứ tiến hành hội họp, bất chấp mệnh lệnh của chính phủ.

Chủ nhật trước, vào khoảng ba giờ chiều, có hai đoàn người tuần hành rất đông, có kèm theo đội nhạc và cờ, tiến về phía Công viên Hây-đơ. Đôi nhạc chơi những bài hát dân tộc Ai-rơ- len và bài "Mác-xây-e"; cờ hầu như toàn là cờ Ai-rơ-len (cờ màu xanh, có hình đàn thụ cầm màu vàng ở giữa) và cờ đỏ. ở

các cửa vào công viên chỉ có vài nhân viên của cảnh sát; các đoàn tuần hành không gặp phải sự phản kháng nào cả, cứ tiến vào công viên, tập hợp tại địa điểm đã định, và người ta bắt đâu các bài diễn thuyết.

ít ra đã có 3 vạn người đứng xem, trong đó hơn một nửa trên khuy áo có cài băng xanh hay tờ giấy xanh để biểu thị họ là người thuộc dân tộc Ai-rơ-len; những người còn lại là người Anh, người Đức, người Pháp. Đám người quá đông, khó mà nghe được các bài diễn thuyết, vì vậy bên cạnh đó lại tổ chức một cuộc mít-tinh khác nữa do những diễn giả khác phát biểu về cùng một chủ đề. Những bản nghị quyết đầy tinh thần kiên quyết đã được thông qua, đòi thực hiện cuộc đại ân xá và bãi bỏ những đạo luật đặc biệt đang tạo ra ở Ai-rơ-len chế độ giới nghiêm thường trực. Khoảng 5 giờ chiều, những người tuần hành lại xếp thành hàng, và đám đông rời khỏi công viên, xéo đạp lên bản quy chế của Chính phủ Glát-xtôn.

Đó là trường hợp biểu tình đầu tiên của người Ai-rơ-len ở công viên Hây-đơ; cuộc biểu tình này đã giành được thắng lợi to lớn, mà ngay cả báo chí tư sản Luân Đôn cũng không thể phủ nhận. Đó là dịp đầu tiên biểu thị sự đoàn kết thân ái của người Anh và người Ai-rơ-len trong nhân dân ta. Hai bộ phận giai cấp công nhân mà sự thù địch lẫn nhau giữa họ đã phục vụ rất tốt cho lợi ích của chính phủ và của các giai cấp giàu có, thì giờ đây đang chìa tay ra cho nhau; sự việc đáng mừng ấy trước hết là kết quả của ảnh hưởng của Tổng Hội đồng Quốc tế cũ đã luôn luôn tập trung mọi cố gắng để chuẩn bị cho sự liên hiệp công nhân hai dân tộc trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng. Cuộc hội họp ngày 3 tháng Mười một sẽ mở ra một thời đại mới trong lịch sử phong trào công nhân Luân Đôn.

Nhưng các bạn sẽ hỏi tôi, chính phủ làm gì đây? Có thể nào nó lại dễ dàng cam chịu một sự khinh miệt như vậy? Liệu nó có thể cho người ta dẫm đạp lên quy chế của nó mà không bị trừng phạt không?

Chính phủ đã hành động như sau: nó đã bố trí cạnh diễn đài trong công viên Hây-đơ hai phái viên cảnh sát kèm theo hai tên mật vụ ghi tên diễn giả. Ngày hôm sau hai phái viên

này đã khởi tố các diễn giả trước quan toà tiểu hình. Quan toà đã gửi giấy gọi họ và họ phải ra trước toà trong ngày thứ bảy. Cái cách hành động như vậy đã chứng minh một cách khá rõ ràng rằng người ta không muốn tính chuyện làm một vụ án lớn đối với họ. Rõ ràng chính phủ đã thừa nhận rằng người Ai-rơ- len hoặc, như cách gọi ở đây, các hội viên hội Phê-ni-ăng đã làm cho chính phủ phải chịu thất bại, cho nên chính phủ mới bằng lòng với một khoản tiền phạt không lớn. Dù sao chăng nữa, những cuộc tranh luận tại toà sẽ rất thú vị, trong bức thư sắp tới tôi sẽ báo cho các bạn biết những cuộc tranh luận đó1*. Nhưng có một điều hoàn toàn khẳng định là người Ai-rơ-len, nhờ nghị lực của mình đã cứu được quyền của dân Luân Đôn được tổ chức hội họp tại công việc vào bất cứ lúc nào và bằng bất cứ cách nào.

Do Ph. Ăng-ghen viết ngày 14 tháng Mười một 1872

Đã đăng trên báo "La Plebe" số 117, ngày 17 tháng Mười một 1872 Ký tên: Ph. Ăng-ghen

In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng I-ta-li-a In bằng tiếng Nga lần đầu

_____________________________________________________________ 1* Xem tập này, tr. 260 - 263.

520 những bức thư từ lu ân đôn 521

Ph.Ăng-ghen

Những bức thư từ Luân Đôn

IV

*Cuộc mít-tinh ở công viên Hây-đơ - tình hình ở Tây Ban Nha

Luân Đôn, ngày 11 tháng Chạp 1872

Vụ án mà Chính phủ Anh khởi tố đối với những diễn giả phát biểu tại cuộc mít-tinh của người Ai-rơ-len ở Công viên Hây-đơ, nay đã trút lên đầu nó một cơn giông tố phũ phàng. Quả vậy, quan toà của tiểu hình đã xử phạt bị cáo năm đồng bảng Anh, nhưng những cuộc tranh luận trước toà đã chứng minh bản quy chế mới về công viên, xét theo tất cả mọi góc độ, là phi pháp, nên toà phúc thẩm thụ lý vụ án ấy sẽ phải tuyên bố các bị cáo trắng án.

Nhưng không phải chỉ có thế:" sau cuộc mít-tinh đầu tiên đó, không một chủ nhật nào lại không có tụ họp công khai tại công viên Hây-đơ, và chính phủ cũng chẳng dám gây khó dễ cho bất cứ một diễn giả nào cả. Một bận đã có cuộc hội họp nhằm bảo vệ những cảnh sát đã tuyên bố bãi công; một lần khác người ta họp mít-tinh chỉ để khẳng định quyền tổ chức hội họp tại công viên.

Cảnh sát cũng bãi công ư? - Các vị sẽ hỏi. Đúng thế, các vị ạ; nước Anh là một nước bị ma ám, ở đây đâu đâu cũng có phong

trào bãi công. Tôi nhớ, cách đây mười lăm năm cảnh sát Man-se- xtơ tuyên bố bãi công đòi tăng lương, và đã giành được thắng lợi hoàn toàn sau vài ba ngày. Cách đây mấy tuần lễ cảnh sát ở thủ đô này cũng đã doạ bãi công, vì họ đồi tăng lương khoảng 20%; nhưng đã bị khước từ. Đến phút cuối cùng, chính phủ thấy cần phải thoả mãn tất cả những yêu cầu của họ thì mới có lợi; nhưng để trấn áp, chính phủ đã xử phạt người thư ký của hội phản kháng do chính cảnh sát lập ra, và người này đã bị thải hồi vì không muốn tuân theo hình phạt. Lúc đó, trong hàng ngũ cảnh sát bắt đầu có một phong trào chống đối và tuyên bố triệu tập hội họp tại Công viên Hây-đơ. Chính phủ lại nhượng bộ, đã tha những người nổi loạn trước khi tiến hành hội họp, trừ người thư ký nói trên. Điều đó chứng tỏ rằng ở nước Anh, dưới cái vỏ hoàn toàn quý tộc, tinh thần tư sản đã thâm nhập khắp nơi. Quả thật, liệu có một nước nào khác mang tính chất tư sản đến mức dám để cho các hội chống đối tồn tại và cảnh sát bãi công không?

Những tin tức gửi tới đây nói về thái độ của các liên chi hội Quốc tế đối với nghị quyết của Đại hội La Hay khiến cho người ta vô cùng hài lòng. ở Hà Lan (các đại biểu của nước này đã biểu quyết cùng với phái thiểu số), tại Đại hội đại biểu toàn quốc đã thông qua những nghị quyết phù hợp với tinh thần chân chính của Hội liên hiệp vĩ đại chúng ta204. ở đây người ta đã cố gắng hành động theo Điều lệ của Quy chế của Tổng Hội đồng Niu Oóc, nhưng vẫn bảo lưu quyền đề ra những điểm sửa đổi cần thiết tại Đại hội chung sẽ họp vào tháng Chín 1873, và không thừa nhận bất cứ đại hội nào khác được quyền thông qua những nghị quyết nào đó đụng chạm đến lợi ích chung của Hội liên hiệp.

ở Tây Ban Nha, những người lãnh đạo của phái thiểu số của Đại hội La Hay tự coi mình là những kẻ hoàn toàn làm chủ tình thế, nhưng ý thức lành mạnh của công nhân vẫn thắng thế. Những người ủng hộ Đồng minh đứng đầu Hội đồng liên chi hội đã quyết định ngày 25 tháng Chạp sẽ họp Đại hội đại biểu toàn quốc ở Coóc-đô-va205. Theo chương trình nghị sự đã được thông qua tại

đại hội lần trước ở Xa-ra-gốt, thì đại hội lần này phải chỉnh đốn cơ cấu tổ chức của Liên chi hội Tây Ban Nha theo đúng các nghị quyết sẽ được đại hội chung của Quốc tế thông qua. Đáng lẽ làm như vậy, thì Hội đồng liên chi hội lại đưa vào chương trình nghị sự vấn đề lựa chọn giữa những nghị quyết của Đại hội đại biểu Quốc tế La Hay và những nghị quyết của Đại hội đại biểu chống Quốc tế được triệu tập ở Xanh - I-mê206. Đó là một sự vi phạm rõ rệt Điều lệ chung. Vì vậy, Liên chi hội Ma-đrít mới đã kêu gọi tất cả những liên chi hội trung thành với Quốc tế (thừa nhận Điều lệ chung và những nghị quyết của các kỳ đại hội) bầu ra một hội đồng liên chi hội mới lâm thời207. Lời kêu gọi đó đã được sự ủng hộ của những liên chi hội và các chi hội quan trọng như: ở Lê-ri-đa, Ba-đa-lơn, Đê-ni-a, Pông-đơ Vi-lu-ma-rơ. Ngoài ra, các liên chi hội ở Gra-xi, Tô-le-đô, An-ca-la và rất nhiều liên chi hội ở Ca-đi- xơ và Va-len-xi-a cũng chống lại Hội đồng liên chi hội hiện nay. ở

Gra-xi-a, một vùng ngoại ô công nghiệp của Bác-xê-lô-na. sau ba tối tranh luận kéo dài với những phần tử Đồng minh ở Bác-xê-lô- na, liên chi hội này (có 500 hội viên) đã nhất trí tán thành tất cả những nghị quyết La Hay và quyết nghị khiển tránh các đại biểu Tây Ban Nha về hành vi của họ tại kỳ đại hội chung gần đấy của Hội liên hiệp. ở Va-len-xi-a, Hội đồng liên chi hội cảm thấy nguy cơ bị đánh bại trong hội nghị toàn liên chi hội và đã gây trở ngại cho cuộc bỏ phiếu có thể bất lợi cho họ; hành động đó đã dẫn đến sự chia rẽ208. Tây Ban Nha cũng chỉ mới bước lên con đường đó; qua vài tuần lễ phong trào sẽ đủ mạnh để chứng minh rằng công nhân Tây Ban Nha không muốn cam chịu để cho người ta phá hoại Quốc tế vì lợi ích của những người lãnh đạo của những hội kín nào đó.

Trong Đại hội La Hay người ta đã nêu lên vấn đề về một ông Bau-xcơ1* nào đó, thư ký của Sở cảnh sát ở Bê-di-e, đã chui vào hàng ngũ Quốc tế, nhưng theo yêu cầu của chi hội mình hắn đã

_____________________________________________________________ 1* Xem tập này, tr.212.

bị Tổng Hội đồng cũ khai trừ ra khỏi Quốc tế. Gã này về sau đã được Chi-e thăng chức đội trưởng cảnh sát trong thành phố cúa hắn và đã tìm được một người bảo vệ hắn trong số 21 của tờ "Bulletin jurassin"209. Chẳng cần phải đặc biệt ngạc nhiên về điều đó, vì hàng ngũ của Liên chi hội Giuy-ra đã hun đúc ra những tay cự phách như An-béc Ri-sác và Ga-xpác Blăng, những kẻ hiện làm tay sai cho Lu-i-Na-pô-lê-ông.

Do Ph.Ăng-ghen viết ngày 11 tháng Chạp 1872

Đã đăng trên báo "La Plebe" số 122, ngày 14 tháng Chạp 1872

Ký tên: Ph. Ăng-ghen

In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng I-ta-li-a

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 18 phần 3 pot (Trang 37 - 41)