7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng
Việc xây dựng chính sách đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng, ngày 26/01/1946. Điều này chứng minh rằng, chính sách trong công tác thi đua, khen thưởng được xác định rất quan trọng để động viên, khuyến khích mọi tầng lớp trong xã hội thi đua lao động, sản xuất và sáng tạo để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân. Luật Thi đua, Khen thưởng, các văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đề cập một cách toàn diện các mặt của công tác thi đua, khen thưởng, đây là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Cuộc sống ngày càng phát triển, phong trào thi đua, khen thưởng cũng không ngừng phát triển phong phú và đa dạng nhất là ở các ngành, các địa phương cho đến cơ sở. Do vậy, vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng là xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng, chính sách này phải đáp ứng kịp thời sự phát triển cuộc sống của xã hội thậm chí của mỗi ngành, mỗi cấp đặc biệt của địa phương và cơ sở.
Trong thời kỳ kháng chiến, đất nước còn nghèo và còn nhiều khó khăn, các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ nhằm động viên tinh thần là chủ yếu; đến nay, nền kinh tế đang phát triển, nhất là với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến quyền lợi và chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cống hiến được
khen thưởng nói riêng. Do vậy, khi xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng phải chú trọng đến chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên những cá nhân, tập thể hăng hái trong phong trào thi đua yêu nước.
Năm 1998, Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 về
đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới, Chỉ thị nhấn mạnh: Trong giai đoạn xây dựng nước hiện nay, trước những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn; công tác thi đua, khen thưởng càng có vị trí hết sức quan trọng. Bộ Chính trị chủ trương củng cố tăng cường và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới; Đồng thời yêu cầu các cấp ủy đảng, đảng đoàn, Ban cán sự đảng Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chỉ đạo thực hiện tốt một số việc trong đó có việc đổi mới công tác thi đua - khen thưởng trong giai đoạn mới, tập trung vào các vấn đề cơ bản như: làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác thi đua – khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với công tác thi đua – khen thưởng; kiện toàn và đổi mới tổ chức – cán bộ của các cơ quan tham mưu thi đua – khen thưởng; đổi mới nội dung và hình thức thi đua – khen thưởng, quy trình phát hiện, xem xét, lựa chọn, phong tặng các danh hiệu thi đua và những vấn đề có liên quan tới việc khen thưởng như: tiêu chuẩn, danh hiệu, đối tượng khen thưởng.
Đến năm 2004, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW ngày
21/5/2004 về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Chỉ thị nêu rõ tiếp tục quán triệt nội dung đổi mới công tác thi đua, khen thuởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 03-6-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII), qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về công tác thi đua, khen thưởng; Phong trào thi đua phải đạt được yêu cầu thiết thực, sâu rộng và bao quát được toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang. Mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi đơn vị cần xây dựng và lựa chọn được những điển hình
tốt, tiêu biểu toàn diện hoặc về từng lĩnh vực của địa phương, đơn vị để nêu gương học tập, đồng thời góp phần tổng kết những điển hình tiên tiến toàn quốc. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và cải tiến thủ tục, quy trình xét khen thưởng, thực hiện công khai dân chủ, kịp thời và đảm bảo tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng.
Đến năm 2010, Ban Bí thư (Khóa X) ban hành Kết luận số 83-KL/TW ngày
30/8/2010 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) "Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát
hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến" và nêu rõ: Nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng: Tiếp tục tập trung quán triệt sâu sắc, đầy đủ Chỉ thị 39- CT/TƯ của Bộ Chính trị (khóa IX) và các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng, gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Đến năm 2014, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014
về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, xác định: “Ðổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng: Tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến được tuyên truyền nêu gương, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phương.
Thực hiện đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng. Ðề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân, tự vệ, công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số. Tập trung giải quyết dứt điểm việc khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến và thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng có công lao, thành tích, cống hiến trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. Chủ động xem xét, khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc phòng của Việt Nam, có nhiều thành tích trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.”
Thực tiễn cho ta thấy rõ tác dụng to lớn của chính sách trong công tác thi đua, khen thưởng khi kết hợp giữa động viên tinh thần, gắn với quyền lợi vật chất, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng trong khen thưởng sẽ là động lực cho thi đua, động lực phát triển kinh tế - xã hội và là động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Những vấn đề trên là cơ sở lý luận và thực tiễn sinh động giúp chúng ta có cách nhìn mới về công tác thi đua, khen thưởng. Đây cũng chính là cơ sở để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.