7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của
quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị nêu “Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền Luật Thi đua, khen thưởng. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm
quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế” [6, tr 2]. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị khi tiến hành công tác thi đua, khen thưởng phải thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ này có những yêu cầu, đối tượng, nội dung cụ thể khác nhau.
Trong công tác thi đua, khen thưởng tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng là một khâu rất quan trọng vì thế Luật Thi đua, khen thưởng cũng quy định rõ và đó là một vấn đề mà nhà nước cần phải quản lý. Nhà nước có kế hoạch tuyên tryền, phổ biến, hướng dẫn để các ngành, các địa phương quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của các quy định pháp luật, đồng thời có sự hướng dẫn các ngành các cấp, các địa phương tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật ấy. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp trong cả nước thống nhất nhận thức và hành động. Nội dung này, vấn đề hướng dẫn và tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất đặc biệt, vì có tổ chức thực hiện Luật, các văn bản quy định của pháp luật mới trở thành hiện thực trong cuộc sống, nhà nước mới thực sự quản lý được công tác thi đua, khen thưởng. Từ đó, công tác thi đua, khen thưởng tạo sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở mới trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.