7. Kết cấu của luận văn
1.5.3. thức tự giác của cán bộ, nhân viên, người lao động tham gia vào các
các phong trào thi đua
Trong những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông tốt mà rất nhiều tấm gương tốt, ngưởi tốt, việc tốt được nêu gương, được nhân rộng và được giới thiệu trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng và điều đó đã minh chứng cho việc cán bộ, nhân viên, người lao động đã ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tham gia vào các phong trào thi đua.
Thi đua là để cùng nhau học tập, tiến bộ, chia sẻ những kinh nghiệm lao động sáng tạo, có thêm nhiều nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Mỗi một phong trào thi đua có một ý nghĩa, mục đích khác nhau và khi tham gia thì người lao động sẽ có thêm cơ hội học hỏi, tự nâng cao bản thân mình, rèn luyện ý chí.
Tiểu kết chương 1
Qua chương 1, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Cụ thể đã đưa ra những khái niệm cơ bản như: thi đua, khen thưởng, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Dựa trên các khái niệm, tài liệu khoa học và quan điểm cá nhân, tác giả cũng làm sáng tỏ những vấn đề về sự cần thiết của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cũng như nội dung của công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng từ đó khẳng định rằng công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng có vai trò vô cùng quan trọng, cần triển khai thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, tạo được sức mạnh để thi đua, khen thưởng trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Những vấn đề lý luận được phân tích và làm rõ tại chương 1 là cơ sở, tiền đề để luận văn phân tích làm sáng tỏ thực trạng hoạt động Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tại chương 2.
Chương 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI