Nhiễu ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ tới năng suất và độ nhám bề mặt khi gia công bằng xung điện (Trang 59 - 61)

VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.4.6. Nhiễu ngẫu nhiên

Là các nhiễu thuộc về điều kiện môi trường như nhiệt độ làm việc, nhiệt độ dung môi, độ ẩm, ... những điều kiện này đã gây ra những sự cố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến quá trình gia công tia lửa điện. Khả năng thích ứng của chương trình điều khiển cũng có thể coi là một yếu tố ngẫu nhiên. Cụ thể như việc chọn chuẩn hệ toạ độ để gia công cho chương trình, độ chính xác điều khiển cắt, phương pháp lập trình, ... đều là các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác gia công tia lửa điện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong nội dung của chương II tác giả đã nghiên cứu rất rõ và cụ thể đến từng yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới quá trình gia công xung điện như: Cường độ dòng điện, điện áp, thời gian phóng điện, điện cực, chất điện môi, … Nhưng một trong các yếu tố đó là cường độ dòng điện, thời gian phóng điện ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất và độ nhám bề mặt chi tiết gia công. Vì vậy tác giả đã đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của hai yếu tố “ Cường độ dòng điện và Thời gian phóng điện” đến năng suất và độ nhám bề mặt chi tiết gia công. Thí nghiệm của tác giả được trình bày chi tiết và cụ thể ở chương III.

CHƯƠNG III: MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM KHI GIA CÔNG BẰNG XUNG ĐIỆN

3.1 . MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 3.1.1. Mục tiêu.

Đánh giá được ảnh hưởng của hai yếu tố là cường độ dòng điện Ie và thời gian gia công xung điện te đến năng suất và độ nhám. Xây dựng được mối quan hệ của hai yếu tố công nghệ te và Ie với năng suất và độ nhám.

3.1.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm.

- Phần thí nghiệm thứ nhất với 4 mẫu thí nghiệm, giữ cố định cường độ dòng phóng tia lửa điện (Ie) và thời gian phòng điện te thay đổi. Xác định thời gian cắt và độ nhám bề mặt của từng mẫu thí nghiệm, từ đó xác định được quan hệ giữa năng suất cắt và độ nhám với thời gian phóng te.

- Phần thí nghiệm thứ 2 với 4 mẫu thí nghiệm, giữa cố định thời gian phòng te và cho cường độ dòng phóng tia lửa điện (Ie) thay đổi. Xác định thời gian cắt và độ nhám bề mặt của từng mẫu thí nghiệm, từ đó xác định được quan hệ giữa năng suất cắt và độ nhám bề mặt với cường độ dòng phóng tia lửa điện Ie.

- Phần thí nghiệm thứ 3 với 4 mẫu thí nghiệm, 2 mẫu thí nghiệm đầu cho Ie cố định, te thay đổi từ min tới max, 2 mẫu thí nghiệm sau cho te cố định, Ie thay đổi từ min tới max. Xác định thời gian cắt và độ nhám bề mặt đối với từng mẫu thí nghiệm, từ đó xây dựng được mối quan hệ tổng hợp giữa năng suất cắt và độ nhám bề mặt với cả hai thông số công nghệ nói trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ tới năng suất và độ nhám bề mặt khi gia công bằng xung điện (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)