Ảnh hưởng của độ kéo dài xung ti

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ tới năng suất và độ nhám bề mặt khi gia công bằng xung điện (Trang 35 - 38)

VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2.6. Ảnh hưởng của độ kéo dài xung ti

Là khoảng thời gian giữa hai lần đóng ngắt của máy phát trong cùng 1 chu kỳ phóng tia lửa điện. Độ kéo dài xung ti ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng có liên quan trực tiếp đến chất lượng và năng suất gia công như:

+ Tỷ lệ hớt vật liệu: Thực nghiệm cho thấy khi giữ nguyên dòng điện Ie và khoảng cách xung t0, nếu tăng ti thì ban đầu Vw tăng nhưng chỉ tăng đến giá trị cực đại ở ti nhất định nào đó sau đó Vw giảm đi, nếu vẫn tiếp tục tăng ti thì năng lượng phóng điện không còn được sử dụng thêm nữa để hớt vật liệu phôi mà nó lại làm tăng nhiệt độ của các điện cực và dung dịch chất điện môi. Mối quan hệ giữa lượng hớt vật liệu với ti

được biểu thị ở Hình 2.3.

Hình 2.8 - Mối quan hệ giữa Vw và ti

+ Độ mòn điện cực: Độ mòn của điện cực sẽ giảm đi khi ti tăng thậm trí cả sau khi đạt lượng hớt vật liệu cực đại. Nguyên nhân do mật độ điện tử tập trung ở bề mặt phôi (cực dương) cao hơn nhiều lần so với mật độ ion dương tập trung tới bề mặt dụng cụ (cực âm), trong khi mức độ tăng của dòng điện lại rất lớn. Đặc biệt là dòng ion dương chỉ đạt tới cực (+) trong những θ đầu tiên mà thôi. Do vậy mà ngày càng giảm.

Hình 2.9 - Mối quan hệ giữa θ và ti

+ Độ mòn điện cực : Khi tăng ti thì độ nhám Ra cũng tăng do tác dụng của dòng điện được duy trì lâu hơn làm cho lượng hớt vật liệu tăng lên ở một số vị trí và làm cho Ra tăng lên. Mối quan hệ giữa ti với độ nhám bề mặt gia công được biểu thị ở Hình 2.5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ tới năng suất và độ nhám bề mặt khi gia công bằng xung điện (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)