Các yếu cấu thành năng và năng suất lúa đều tăng khi giá trị các yếu tố dinh dưỡng đất tăng, nhưng mức độ ảnh hưởng như thế nào và yếu tố dinh dưỡng nào tác động mạnh? Qua theo dõi và phân tích tương quan giữa các yếu tố dinh dưỡng đất với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được thể hiện qua bảng 3.7
Bảng 3.7. Tƣơng quan giữa dinh dƣỡng đất với năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Chỉ tiêu CEC OM N P2O5 K2O Năng suất 0,78 0,40 0,29 0,18 0,09 P1000 0,58 0,29 0,12 0,30 0,17 Số hạt chắc/bông 0,65 0,21 0,14 0,13 0,19 Số bông /m2 0,33 0,27 0,26 0,04 0,09
Qua kết quả bảng 3.7 cho thấy, tương quan của các yếu tố dinh đất với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa là khác nhau rất nhiều. Ba yếu tố là đạm, lân và kali tổng số trong đất có mức độ tương quan yếu đối với các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất. Cụ thể, với kali tổng số có hệ số tương quan r = 0,09 - 0,19. Lân tổng số có mức độ tương quan cao hơn với r = 0,04 - 0,30, trong đó lân tổng số có tương quan cao nhất với trọng lượng nghìn hạt (r = 0,30).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khác với hai yếu tố lân và kali tổng số, đạm tổng số trong đất có ảnh hưởng với chiều hướng khác, trong đó chỉ tiêu số bông/m2
và năng suất có tương quan lớn hơn với chỉ tiêu đạm tổng số với r lần lượt là 0,26 và 0,29.
Hàm lượng mùn trong đất (OM) có mức độ tương quan lớn hơn so với các chỉ tiêu đạm, lân, kali tổng số, xong vẫn ở mức tương quan yếu với các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất. Trong đó các chỉ tiêu cấu thành năng suất như số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng nghìn hạt có mức độ tương quan thấp hơn với r = 0,21-0,29.
Với chỉ tiêu năng suất thực thu có tương quan ở mức trung bình với OM khi có r = 0,40.
Đất thí nghiệm là loại đất có hàm lượng hàm lượng mùn thấp (2,08%) ở ngưỡng đất nghèo mùn. Có thể có hàm lượng mùn quá thấp và sự khác nhau giữa các ô thí nghiệm không nhiều nên chỉ tiêu hàm lượng mùn trong đất có ảnh hưởng không nhiều đến khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây lúa. Khác hẳn với các chỉ tiêu dinh dưỡng đã phân tích ở trên, chỉ tiêu dung tích hấp thu của đất có tương quan chặt với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Riêng chỉ tiêu số bông/m2, chỉ tiêu dung tích hấp thu của đất có tương quan yếu với chỉ tiêu này với r = 0,33.
Số hạt chắc/bông là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng nhiều của dung tích hấp thu của đất với sự dao động của giá trị trong khoảng tương đối rộng từ 80,00 – 99,20 lđl/100g đất. Tương quan giữa hai chỉ tiêu này cũng ở mức chặt với r = 0,65. Kết quả được thể hiện qua đồ thị 3.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn y = 2.7472x + 64.131 r = 0.6483 75 80 85 90 95 100 105 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 10.0 10.5 CEC (lđl/100g đất) S ố hạ t chắ c/ bô ng
Đồ thị 3.1. Tƣơng quan giữa dung tích hấp thu của đất (CEC) với số hạt chắc/bông
Qua đồ thị cho thấy, chỉ tiêu số hạt chắc/bông có tương quan thuận với dung tích hấp thu của đất (CEC) với mức độ tương tác tương đối cao theo đường phương trình y = 2,7472x + 64,131 với r = 0,6483.
Với kết quả phân tích tương quan giữa CEC với số hạt chắc/bông cho thấy, khi dung tích hấp thu của đất tăng thì số hạt chắc/bông cũng tăng mạnh. Điều này cho thấy, để tăng được giá trị của chỉ tiêu số hạt chắc/bông thì ngoài các biện pháp kỹ thuật như bón phân, làm cỏ, điều chỉnh mật độ cấy,… thì cần quan tâm đến việc cải tạo dung tích hấp thu của đất như cày sâu để tăng tỷ lệ sét ở trong đất hay bón phân hữu cơ thường xuyên…
Mặt khác, số hạt chắc/bông là chỉ tiêu quan trọng trong các yếu tố cấu thành năng suất. Do vậy khi số hạt chắc/bông tăng sẽ giúp cho năng suất của lúa tăng lên.
Mối tương quan giữa số hạt chắc/bông với dung tích hấp thu của đất sẽ là mối tương quan quan trọng trong quá trình thâm canh cây lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trọng lượng nghìn hạt cũng là chỉ tiêu có tương quan mật thiết với chỉ tiêu dung tích hấp thu của đất nhưng với mức độ thấp hơn so với chỉ tiêu số hạt chắc/bông, với r = 0,5762. Kết quả được thể hiện qua đồ thị 3.2.
y = 0.2987x + 16.502 r = 0.5762 18.0 18.2 18.4 18.6 18.8 19.0 19.2 19.4 19.6 19.8 20.0 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 10.0 10.5 CEC (lđl/100g đất) Trọn g lư ợ ng ng hì n hạ t (g)
Đồ thị 3.2. Tƣơng quan giữa dung tích hấp thu của đất (CEC) với trọng lƣợng nghìn hạt
Qua đồ thị cho thấy, mức độ tương quan giữa hai chỉ tiêu này là thấp hơn so với chỉ tiêu số hạt chắc/bông với r = 0,58. Tuy nhiên, khi giá trị của chỉ tiêu CEC tăng thì xu hướng tăng và mức độ tăng của chỉ tiêu trọng lượng nghìn hạt cao hơn nhiều so với chỉ tiêu số hạt chắc/bông, thể hiện bởi độ nghiêng của đường phương trình tương quan y = 0,2987x + 16,502.
Năng suất thực thu có tương quan chặt chẽ nhất với chỉ tiêu dung tích hấp thu của đất, kết quả được thể hiện qua đồ thị 3.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn y = 4.1607x + 12.689 r = 0.7806 35 40 45 50 55 60 65 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 10.0 10.5 CEC (lđl/100g đất) N S TT ( tạ /ha )
Đồ thị 3.3. Tƣơng quan giữa dung tích hấp thu của đất (CEC) với năng suất thực thu
Qua đồ thị 3.3 cho thấy, tương quan giữa CEC với năng suất thực thu là chặt (r = 0,78), thể hiện bởi sự hội tụ của các điểm mẫu xung quanh, gần đường phương trình tương quan y = 4,1607x + 12,689.
Năng suất thực thu là chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố cấu thành năng suất là những chỉ tiêu cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi chỉ tiêu là dung tích hấp thu của đất (CEC). Do vậy, năng suất thực thu càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn của chỉ tiêu này.
Qua kết quả phân tích tương quan trên cho thấy, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất có tương quan cùng chiều với các chỉ tiêu về dinh dưỡng đất, từ các yếu tố đạm, lân, kali tổng số đến hàm lượng mùn ở trong đất. Đặc biệt chỉ tiêu dung tích hấp thu của đất (CEC) hay chỉ có giá trị trung bình trong nhiều loại đất khác nhau ở Thái Nguyên, nhưng lại có tương quan chặt với năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
Mỗi yếu tố luôn chịu ảnh hưởng của một hay nhiều những yếu tố khác. Để đánh giá sự tương tác giữa các yếu tố cấu thành năng suất với nhau và với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
năng suất thực thu của cây lúa, chúng tôi tiến hành phân tích mối tương quan này. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tƣơng quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Chỉ tiêu Năng suất P1000 Số hạt chắc/bông Số bông/m2 Chiều cao cây P1000 0,61 Số hạt chắc/bông 0,78 0,36 Số bông/m2 0,52 0,27 0,40
Chiều cao cây 0,44 0,23 0,23 -
Vật chất khô giai
đoạn trỗ 0,50 0,31 0,38 0,32 0.46
Vật chất khô giai
đoạn chín 0,45 0,24 0,37 0,10 0.21
Qua kết quả bảng 3.8 cho thấy, giữa các yếu tố cấu thành năng suất đều có tương quan với nhau và có tương quan thuận với năng suất thực thu. Mức độ tương quan rất đa dạng từ mức rất thấp với r = 0,10 giữa hai chỉ tiêu Vật chất khô giai đoạn chín và số bông/m2, đến mức độ tương quan rất chặt giữa số hạt chắc/bông với năng suất thực thu (r = 0,78).
Các yếu tố cấu thành năng suất đều có tương quan với nhau ở các mức độ khác nhau, trong đó hệ số tương quan đạt cao nhất giữa hai chỉ tiêu chiều cao cây và khả năng tích luỹ vật chất khô giai đoạn trỗ với hệ số tương quan r = 0,46. Các yếu tố cấu thành năng suất khác có tương quan với nhau ở mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
độ trung bình với r = 0,23 - 0,40. Riêng chỉ tiêu khả năng tích luỹ vật chất khô giai đoạn chín với chỉ tiêu chiều cao cây có mức độ tương quan yếu với hệ số tương quan r = 0,10.
Các yếu tố cấu thành năng suất đều có tương quan từ chặt đến rất chặt với năng suất thực thu của cây lúa. Trong đó, có liên quan mật thiết nhất với năng suất thực thu là chỉ tiêu số hạt chắc/bông. Kết quả được thể hiện qua đồ thị 3.4. y = 0.9864x - 37.821 r = 0.7842 35 40 45 50 55 60 65 75.0 80.0 85.0 90.0 95.0 100.0 105.0 Số hạt chắc/bông (hạt) N S TT ( tạ /ha )
Đồ thị 3.4. Tƣơng quan giữa số hạt chắc/bông với năng suất
Qua đồ thị cho thấy, tương quan giữa số hạt chắc/bông với năng suất là tương quan rất chặt với hệ số tương quan r = 0,78. Trên đồ thị các điểm mẫu nằm liền với đường phương trình tương quan y = 0,9864x – 37,821. Kết quả này cho thấy, số hạt chắc/bông ảnh hưởng mạnh và quyết định đến năng suất thực thu.
Ngoài việc có tương quan rất chặt với chỉ tiêu năng suất thực thu, số hạt chắc/bông và trọng lượng nghìn hạt cũng có mối tương quan với nhau ở mức độ trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hạt chắc/bông và trọng lượng nghìn hạt là hai chỉ tiêu có sự cạnh tranh nhau về dinh dưỡng trong quá trình hình thành. Tuy nhiên trong thí nghiệm khi cây lúa được bón đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố phân bón, đặc biệt là khi có phân hữu cơ, thì giữa hai chỉ tiêu này vẫn có sự tương tác với nhau ở mức độ trung bình với r = 0,36.
Qua kết quả này cho thấy, khi cây lúa được chăm sóc để có thể tạo ra số hạt/bông cao thì cây lúa cũng có khả năng duy trì được trọng lượng nghìn hạt có tương đối cao. Điều này thuận lợi cho mục tiêu tăng năng suất lúa trong những năm tới của chúng ta.
Sau chỉ tiêu số hạt chắc/bông, trọng lượng nghìn hạt có tương quan chặt với năng suất thực thu khi có hệ số tương quan r = 0,61, kết quả được thể hiện qua đồ thị 3.5. y = 6.2462x - 70.219 r = 0.6075 35 40 45 50 55 60 65 18.0 18.5 19.0 19.5 20.0 Trọng lượng nghìn hạt (g) N S T T ( tạ /h a)
Đồ thị 3.5. Tƣơng quan giữa trong lƣợng nghìn hạt với năng suất
Số bông/m2
là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Qua phân tích tương quan giữa số bông/m2
với năng suất thực thu cho thấy: Số bông/m2 có tương quan thuận với năng suất thực thu khi thu hoạch ở mức độ trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bình với r = 0,52. Số bông/m2
có sự dao động lớn khi điều kiện dinh dưỡng đất thay đổi đã làm năng suất thực thu tăng hay giảm khi số bông/m2
thay đổi. Khả năng tích luỹ vật chất khô của cây ở các giai đoạn đều có tương quan ở mức độ khác nhau đến năng suất thực thu. Ở giai đoạn trỗ, khả năng tích luỹ vật chất khô là chưa cao, trung bình đạt 8,48g/khóm. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn cây cần dinh dưỡng cho quá trình trỗ và phơi màu. Do vậy với với lượng vật chất khô tích luỹ được lại có tương quan cao hơn với năng suất thực thu sau này.
Sang giai đoạn chín (trước khi thu hoạch 5 ngày), khả năng tích luỹ vật chất khô cũng có tương quan với năng suất nhưng với mức độ thấp hơn so với giai đoạn trước.
Chiều cao cây là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh trưởng chung của cây, khi phân tích mối tương quan giữa chỉ tiêu này với năng suất cho thấy chiều cao cây có tương quan với năng suất thực thu ở mức độ trung bình với hệ số tương quan r = 0,44.
* Ảnh hƣởng của tƣơng quan đa chiều đến năng suất
Tương quan giữa các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất với nhau thể hiện ở các mức độ khác nhau với những diễn biến không giống nhau theo phương trình tương quan:
NS = 0,79a - 0,17b + 3,08c + 0,64d - 0,63e - 0,21f - 79,00 Với r = 0,85
Trong đó: a: Số hạt chắc/bông b: Số bông/m2
c: Trọng lượng nghìn hạt
d: Khả năng tích luỹ vật chất khô giai đoạn chín e: Chiều cao cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
f: Khả năng tích luỹ vật chất khô giai đoạn trỗ
Qua phân tích tổng thể kết quả tương quan giữa các chỉ tiêu này cho thấy: Số hạt chắc/bông là chỉ tiêu có mức độ tương quan với năng suất thực thu là lớn nhất với sự thay đổi về số hạt chắc/bông làm cho năng suất thực thu thay đổi nhiều nhất.
Với sự ảnh hưởng với chỉ tiêu năng suất thực thu thấp hơn so với chỉ tiêu số hạt chắc/bông, chỉ tiêu số bông/m2
cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất thu được.
Trọng lượng nghìn hạt là yếu tố cấu thành năng suất có ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu. Trọng lượng nghìn hạt có ảnh hưởng thấp hơn đến năng suất so với các yếu tố cấu thành năng suất khác bởi vì trọng lượng nghìn hạt có sự dao động về giá trị ít hơn do chịu sự chi phối của yếu tố giống.
Tiếp theo sau các yếu tố cấu thành năng suất, các yếu tố sinh trưởng của cây lúa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất thu hoạch. Khả năng tích luỹ vật chất khô ở giai đoạn chín khi phân tích tương quan đơn biến với năng suất thực thu có hệ số tương quan thấp hơn so với khả năng tích luỹ vật chất khô ở giai đoạn trỗ nhưng do có sự dao động lớn về giá trị nên khi phân tích tương quan đa biến thì khả năng tích luỹ vật chất khô ở giai đoạn chín này lại có ảnh hưởng lớn hơn đến năng suất.
Với mức độ tương quan thấp hơn tiếp theo là chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng với sự tương quan ở mức độ trung bình đến năng suất. Chỉ tiêu này do có mức độ tương quan đơn biến với các yếu tố cấu thành năng suất và các chỉ tiêu sinh trưởng khác cũng ở mức độ trung bình nên sự ảnh hưởng của chỉ tiêu này đến năng suất thực thu khi thu hoạch cũng không cao.
Trong các yếu tố cấu thành năng suất và các chỉ tiêu sinh trưởng có tương quan mật thiết với năng suất thực thu thì chỉ tiêu khả năng tích luỹ vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chất khô ở giai đoạn trỗ có ảnh hưởng thấp nhất đến năng suất thực thu khi thu hoạch.
Qua kết quả phân tích này cho thấy, các chỉ tiêu có mức độ tương quan đa chiều với năng suất thực thu theo mức độ giảm dần như sau: Chỉ tiêu số hạt chắc/bông – số bông/m2
– trọng lượng nghìn hạt – khả năng tích luỹ vật chất khô giai đoạn chín – chiều cao cây – khả năng tích luỹ vật chất khô giai đoạn trỗ.
Qua đây cho thấy, các yếu tố cấu thành năng suất vẫn là những chỉ tiêu