Trong 3 loại phân bón trên thì phân đạm cũng là loại phân được đưa vào Việt Nam sớm nhất. Phân đạm có vai trò làm tăng năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam. Hơn 2/3 lượng phân đạm ở Việt Nam sử dụng cho bón lúa (Trần Thúc Sơn, 1996) [46].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Ngô Ngọc Hưng, 2004 [35] đạm amon trong nước ruộng được đưa vào Việt Nam sớm nhất. Phân đạm có vai trò quan trọng trong việc làm tăng năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam. Hơn 2/3 lượng phân đạm ở Việt Nam sử dụng cho bón lúa (Trần Thúc Sơn) [46].
Đạm amon trong nước ruộng được tạo ra từ sự thuỷ phân urê có thể tồn tại đến 6-7 ngày sau khi bón urê. Thời gian mà lượng đạm tồn tại sau các đợt bón urê này cần được quan tâm sự việc rửa trôi hoặc chảy tràn trong thời gian này sẽ làm thất thoát phân đạm, đặc biệt trong vụ hè thu, mưa nhiều [35]. Đạm amon trong nước ruộng được tạo ra từ đạm trong đất lúa bị mất chủ yếu thông qua quá trình bay hơi, các giải pháp về vùi sâu viên to, sử dụng chất ức chế cũng như thang mầu lá đã được đề suất [28].
Theo Hoàng Thị Minh, R.Schaefer, 2006 [41], sự tích luỹ đạm khoáng trong quá trình phân giải hữu cơ không có sự khác biệt rõ các chất hữu cơ thêm vào. NO3 được tích luỹ nhiều hơn NH4+. Nhiệt độ, độ ẩm có liên quan đến sự tích luỹ đạm khoáng.
Tăng liều lượng đạm (0-150 kg/ha) đã làm tăng số dảnh và tăng lượng đạm tích luỹ trong cây lúa. Lượng tăng này rõ hơn khi bón đạm với phân chuồng và tăng liều lượng bón lân (Trần Thúc Sơn, 1996) [46].
Theo Phạm Tiến Hoàng, Trần Thúc Sơn, Phạm Quang Hà (1996) [23], trên đất bạc màu với nền P60K60 thì lượng đạm khoáng thích hợp để đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế là N90 - 120; tỷ lệ NPK thích hợp là 1:0,5:0,5.
Tuy nhiên, khi bón với lượng đạm quá cao thì năng suất chẳng những không tăng lên, thậm chí còn giảm xuống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với đất phù sa sông Hồng khi bón lượng đạm từ 80-100 kg N/ha thì hiệu suất 1 kgN là 10 - 15 kg thóc ở vụ xuân và 6 - 9 kg ở vụ mùa. Nếu bón trên 160 kg N/ha thì hiệu suất đạm giảm rõ rệt.
Trên đất bạc mầu, khi bón lượng đạm từ 40-80 kg N/ha hiệu suất 1 kg N là 10 - 13,5 kg thóc ở vụ mùa, bón trên 120 kg N/ha hiệu suất giảm xuống còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5-6 kg thóc/1kg N (Phạm Tiến Hoàng, Trần Thúc Sơn, Phạm Quang Hà, 1996) [31].