Theo Nguyễn Vy, Trần Khải (1977) [53], hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong đất lúa nước vùng đất lúa nước vùng bắc Việt Nam nói chung thấp hơn so với các loại đất ở các nước như Liên Xô cũ, Trung Quốc… Tuy nhiên, cũng có loại đất có hàm lượng lân cao như các loại đất hình thành trên đá bazan.
Tỷ lệ lân trong đất của Việt Nam biến động trong phạm vi 0,03 -0,12%. Ở một số đất hình thành trên đá mẹ giàu lân, tỷ lệ lân tổng số có thể lên tới 0,6%. Tỷ lệ lân trong đất phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Đất hình thành trên đá mẹ giầu lân (bazan, đá vôi…) thường giàu lân hơn đất hình thành trên đá mẹ nghèo lân (Granit) (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1977) [53].
Người ta chia lân trong đất thành hai nhóm chính đó là lân hữu cơ và lân khoáng. Trong phần lớn đất Việt Nam, Hàm lượng lân hữu cơ giao động khoảng 10- 45% so với lân tổng số tuỳ theo loại đất (Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải, 1997) [45]. Trong điều kiện đất phèn, giầu hữu cơ của đồng bằng sông Cửu Long, lân hữu cơ có thể chiếm 30-64% (Đỗ Thị Thanh Ren, 1989) [44]. Mặc dù vậy nhưng do lân hữu cơ khó giải phóng ra dạng dễ tiêu để cung cấp cho cây trồng trong điều kiện ngập nước, cho nên đất vẫn bị thiếu lân.
Đối với phân khoáng, kết quả phân tích 3 nhóm lân chính trong đất chua Việt Nam cho thấy 45-80% lân khoáng trong đất chua Việt Nam tồn tại chủ yếu dưới dạng Ca-P (Đỗ Ánh, Bùi Đình Dinh) [1], (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1997) [53].
Theo Nguyễn Vy, Trần Khải (1997) [53], song song với quá trình phong hoá trong điều kiện nhiệt đới, nóng ẩm và trong môi trường chua, các phosphate nhôm và phosphate caxi có xu hướng chuyển sang dạng strengit,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong điều kiện ôxy hoá và vivianit trong điều kiện khử. Chính vì quá trình tích luỹ Fe-P là quá trình chủ đạo trong phần lớn đất chua Việt Nam. Như vậy, cho thấy tầm quan trọng của phosphate liên kết với sắt trong việc cung cấp dinh dưỡng lân đối với cây trồng ở Việt Nam.
Trong đất lân có thể bị cố định bằng việc hấp thu lân của đất theo Võ Đình Quang và CTV (1996) [68], khả năng hấp thu lân của đất có tương quan chặt với pH, hàm lượng cacbon hữu cơ, hàm lượng sắt, nhôm chiết bằng oxalat (Fe0, Al0), hàm lượng sét. Đối với đất Việt Nam, khả năng hấp thu lân của oxit nhôm cao gấp 2 lần so với khả năng hấp thu của các oxit sắt vô định hình. Tuy nhiên, hàm lượng nhôm chiết bằng oxalat trong đất ít hơn rất nhiều so với sắt chiết bằng oxalat nên đóng góp của nhôm về định hình trong việc hấp thu lân ít so với sắt vô định hình. Khả năng hấp thu lân của đất tương đương chặt chẽ với pH của đất, hàm lượng sắt, nhôm di động, thành phần hạt sét và cacbon hữu cơ (Nguyễn Văn Luật, 1998) [40].
Trong điều kiện pH thấp của đại đa số đất chua Việt Nam, khi bón lân vào đất, sản phẩm tạo thành chủ yếu là phosphate sắt dạng strengit và một phần phosphate nhôm dạng variscit [53], [42].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trong đất ngập nước hàm lượng các phosphate nhôm dạng variscit có thể chuyển qua nhóm phosphate sắt dạng vavinit [27], [42], [14].
Hầu như tất cả các nghiên cứu về việc giải phóng lân trong quá trình ngập nước đều có một kết luận chung là khi ngập nước, hàm lượng lân dễ tiêu tăng mạnh (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1997) [53], (Võ Đình Quang và CTV, 1994) [42]. Các nguyên nhân chính của việc ra tăng giải phóng lân trong qua trình ngập nước bao gồm:
- Quá trình khử các hydroxit sắt.
- Quá trình khử và chuyển strengit, variscit khó tan sang vivianit dễ hoá tan hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tăng pH do quá trình trình khử làm tăng quá trình thuỷ phân strengit và variscit.
- Quá trình trao đổi giữa các ion hữu cơ tạo thành do quá trình phân giải hữu cơ và ion phosphate (Võ Đình Quang, 1999) [43].