Sự sinh trưởng của cây lúa là tiền đề cho giai đoạn phát triển của cây và khả năng cho năng suất. Sự sinh trưởng của cây lúa được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu sinh trưởng như: Tổng số nhánh đẻ, số nhánh hữu hiệu, chiều cao cây cuối cùng hay khả năng tích luỹ vật chất khô ở các thời kỳ trỗ và chín. Từng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
yếu tố sinh trưởng đều tác động đến khả năng sinh trưởng của cây và năng suất lúc thu hoạch. Qua theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây lúa trong thí nghiệm thu được kết quả như sau:
Bảng 3.5. Khả năng sinh trƣởng của cây lúa
Chỉ tiêu Trung bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn
Chiều cao cây (cm) 84,49 94,00 72,00 5,26
Tổng số nhánh đẻ (nhánh) 9,37 10,80 7,50 0,68
Số nhánh hữu hiệu (nhánh) 7,70 8,70 6,50 0,40
Khả năng tích luỹ vật chất khô
giai đoạn trỗ (g/khóm) 8,48 9,80 6,85 0,77
Khả năng tích luỹ vật chất khô
giai đoạn chín (g/khóm) 13,21 14,99 12,00 0,73 Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy, chiều cao cây trung bình đạt 84,49cm, trong đó chiều cao cây thấp nhất là 72,00cm và chiều cao cây cao nhất đất 94,00cm.
Qua theo dõi khả năng tăng trưởng chiều cao cây trong hai vụ là vụ mùa năm 2010 và vụ xuân năm 2011 cho thấy, do cây được sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ và cường độ ánh sáng cao nên chiều cao cây cuối cùng của vụ mùa năm 2010 đạt khá cao 88,30cm. Với chiều cao này trong điều kiện được bón phân đầy đủ và cân đối, đặc biệt là phân kali ở giai đoạn trỗ đã giúp cho cây lúa không bị gẫy đổ trong vụ mùa.
Khác với vụ mùa năm 2010, vụ xuân năm 2011 có thời tiết khá đặc biệt là rét đậm kéo dài ở thời kỳ lúa con gái đã ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng chiều cao cây. Kết quả theo dõi chiều cao cây lúa vụ xuân năm 2011 cho thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiều cao cây cuối cùng chỉ đạt 80,68cm, thấp hơn nhiều so với vụ mùa năm 2010.
Chiều cao cây là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất khả năng sinh trưởng của cây mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Chiều cao cây đạt giá trị cao hay thấp thể hiện cây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hay không hoặc cây sinh trưởng trong điều kiện môi trường có thuận lợi hay khó khăn.
Khả năng đẻ nhánh là đặc tính vốn có của cây lúa, tuy nhiên khi giống lúa Khang dân 18 được cấy 3 dảnh/khóm và với mật độ 50 khóm/m2
thì khả năng đẻ nhánh là không cao.
Qua kết quả theo dõi cho thấy khả năng đẻ nhánh của cây lúa trong thí nghiệm đạt trung bình 2,57 nhánh trên mỗi dảnh cấy cơ bản. Tổng số nhánh đẻ/khóm đạt trung bình là 9,37 nhánh/khóm, trong đó đạt thấp nhất là 7,50 nhánh/khóm và khả năng đẻ nhánh cao nhất đạt 10,80 nhánh/khóm.
Số nhánh đẻ hữu hiệu là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúc thu hoạch do đây chính là số bông sẽ được thu hoạch. Trong thí nghiệm số nhánh hữu hiệu đạt trung bình là 7,70 nhánh/khóm. Số nhánh hữu hiệu đạt thấp nhất là 6,50 nhánh/khóm và đạt cao nhất là 8,70 nhánh/khóm.
Tỷ lệ nhánh hữu hiệu trên tổng số nhánh đẻ trong thí nghiệm là 82,41%, đây là tỷ lệ không thấp trong điều kiện thâm canh chưa phải ở mức cao. Tỷ lệ này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố dinh dưỡng đất, phân bón bổ sung theo các thời kỳ, số dảnh khi cấy và mật độ cấy. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này chỉ có yếu tố dinh dưỡng đất là yếu tố thí nghiệm và có sự thay đổi, còn các yếu tố còn lại là yếu tố phi thí nghiệm nên chỉ tiêu số nhánh hữu hiệu và tỷ lệ nhánh hữu hiệu chỉ thay đổi khi yếu tố dinh dưỡng đất thay đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khả năng tích luỹ vật chất khô là khả năng tích luỹ các vật chất phục vụ cho quá trình sinh trưởng và là dinh dưỡng phục vụ cho quá trình phân hoá mầm hoa và tạo hạt.
Trong thí nghiệm, khả năng tích luỹ vật chất khô được tính cho phần thân, lá ở giai đoạn trỗ và phần thân, lá (đã loại bỏ phần bông lúa) ở giai đoạn chín. Đây là hai giai đoạn quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tích luỹ vật chất khô giai đoạn trỗ đạt trung bình 8,48g/khóm, trong đó ô thấp nhất đạt 6,85g/khóm và ô cao nhất đạt 9,80g/khóm.
Đến giai đoạn chín khả năng tích luỹ vật chất khô đạt 13,21g/khóm, trong đó đạt cao nhất là 14,99g/khóm và đạt thấp nhất là 12g/khóm.
Khả năng tích luỹ vật chất khô có sự khác nhau giữa các ô thí nghiệm có chỉ tiêu dinh dưỡng đất khác nhau. Các chỉ tiêu dinh dưỡng đất càng cao, đặc biệt là chỉ tiêu dung tích đất hấp thu và hàm lượng mùn trong đất, thì khả năng tích luỹ vật chất khô ở giai đoạn sinh trưởng càng cao.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất là các chỉ tiêu đánh giá cho cả quá trình thâm canh của cây lúa, qua theo dõi trong thí nghiệm thu được kết quả được trình bày qua bảng 3.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Chỉ tiêu Trung bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn
Năng suất (tạ/ha) 49,25 61,25 39,56 4,11
Số hạt chắc/bông (hạt) 88,27 99,20 80,00 3,28
P1000 (g) 19,13 19,79 18,13 0,40
Số bông/m2 (bông) 385,12 435,00 325,00 20,05
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy, số bông/m2
trong thí nghiệm đạt trung bình là 385,12 bông/m2. Số bông giữa các ô thí nghiệm với các yếu tố dinh dưỡng đất khác nhau có sự chênh lệch nhau tương đối lớn, đạt thấp nhất là 325 bông/m2 và cao nhất là 435 bông/m2.
Số bông/m2
là chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây lúa. Đây cũng là chỉ tiêu có sự thay đổi lớn khi các yếu tố dinh dưỡng đất thay đổi, đặc biệt là dung tích hấp thu của đất.
Số hạt chắc/bông cũng chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố dinh dưỡng đất. Số hạt chắc/bông đạt từ 80 hạt/bông đến 99,2 hạt/bông với giá trị trung bình là 88,27 hạt/bông.
Trọng lượng nghìn hạt là chỉ tiêu ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trọng lượng nghìn hạt đạt trung bình là 19,13g, trong đó hạt cao nhất 19,79g và đạt thấp nhất là 18,13g.
Năng suất thực thu luôn là cái đích của người sản xuất lúa. Qua kết quả nghiên cứu sự biến động của các yếu tố dinh dưỡng đất đến năng suất của lúa cho thấy, năng suất lúa trung bình đạt 49,25 tạ/ha. Với các yếu tố dinh dưỡng đất thấp, đặc biệt là dung tích hấp thu của đất thấp, thì năng suất lúa đạt rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thấp là 39,56 tạ/ha. Khi dung tích hấp thu của đất và các yếu tố dinh dưỡng đất khác tăng lên thì năng suất thực thu tăng lên và đạt cao nhất là 61,25 tạ/ha.