Giới thiệu chung về dây chuyền may
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp chính của thế giới và ngành may mặc là một ngành quan trọng trong chuỗi cung ứng của ngành dệt may. Như thể hiện trong hình 1.5, quá trình sản xuất hàng may mặc được chia thành bốn giai đoạn chính: thiết kế/ tạo mẫu quần áo, cắt vải, may và ủi/đóng gói. Giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn may, vì nó thường bao gồm rất nhiều các thao tác. Dây chuyền may bao gồm một tập hợp các các chỗ làm việc, trong đó một công việc cụ thể trong một trình tự xác định trước được tiến hành thực hiện. Nói chung, một đến một số nhiệm vụ được nhóm lại vào một chỗ làm việc. Các nhiệm vụ được giao cho người công nhân dựa vào trình độ kỹ năng lao động khác nhau của họ. Cuối cùng, một số chỗ làm việc theo thứ tự được hình thành như một dây chuyền may [9].
Dưới đây là quy trình sản xuất hàng may mặc:
Hình 1.10 Quy trình sản xuất hàng may mặc [9]
Khái niệm về cân bằng chuyền
Trong ngành công nghiệp may, các nhà sản xuất luôn mong muốn thực hiện quá trình gia công lắp ráp sản phẩm với thời gian chu kỳ sản xuất ngắn nhất, tăng hiệu quả sử dụng máy/lao động để giảm chi phí sản xuất. Trong đó, cân bằng dây chuyền là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo cân đối phụ tải của các nguyên công sản xuất trên dây chuyền, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao
Thiết kế/Tạo mẫu quần áo Cắt vải May Là/Đóng gói
16
động của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh [9].
Dây chuyền lắp ráp là nơi mà các bộ phận và thành phần của sản phẩm được ghép lại với nhau và xử lý theo những cách khác nhau. Các đặc điểm cơ bản của một dây chuyền lắp ráp là chuyển các khối công việc từ chỗ làm việc này sang chỗ làm việc khác. Cân bằng dây chuyền lắp ráp hoặc cân bằng đường dây chuyền được sử dụng là hoạt động cần thiết trong quá trình gia công chế tạo sản phẩm tại các trạm lắp ráp nhằm giảm thời gian lãng phí trên dây chuyền. Nói cách khác nó được mô tả như là phân bổ đồng đều các khối công việc cho hệ thống các nguyên công sản xuất [11].
Cân bằng dây chuyền sản xuất là kỹ thuật tính toán, phân bổ khối lượng công việc của toàn bộ quá trình sản xuất cho các nguyên công khác nhau trên dây chuyền một cách đồng đều, nhằm loại bỏ các nguyên công bị quá tải dẫn đến công việc bị đình trệ, ùn tắc cũng như các nguyên công non tải gây lãng phí sức lao động trên dây chuyền [6].
Mục tiêu và vai trò của cân bằng chuyền trong sản xuất dệt may
Cân bằng dây chuyền lắp ráp là phân công các nhiệm vụ khác nhau cho các nguyên công khác nhau như các mối quan hệ ưu tiên được duy trì và một số phép đo sự hiệu quả đang được tối ưu hoá. Mục tiêu chính của Cân bằng chuyền là phân phối các nhiệm vụ được yêu cầu một cách đồng đều trên các chỗ làm việc bằng cách giảm thiểu thời gian của máy móc và các công nhân. Chu kỳ thời gian là một trong những dữ liệu quan trọng để cân bằng chuyền tại bất kỳ dây chuyền sản xuất. Thời gian cần thiết để kết thúc một sản phẩm, hoặc tổng thời gian mất trước khi sản phẩm rời khỏi NCSX và chuyển sang NCSX tiếp theo được gọi là chu kỳ thời gian [16].
Ngoài ra cân bằng chuyền còn có mục tiêu:
- Tăng năng của suất lao động, tăng sản lượng ra chuyền.
- Giảm thiểu chi phí lao động nhờ giảm thiểu thời gian lãng phí trên chuyền.
- Chuyên môn hóa công việc tại các chỗ làm việc.
- Đường đi của bán thành phẩm ngắn nhất và theo hành trình công nghệ. - Sử dụng hợp lý tay nghề của người lao động.
17 Vấn đề cân bằng dây chuyền lắp ráp là vô cùng quan trọng đối với các công ty may mặc. Nó cho thấy sự cần thiết của một dây chuyền lắp ráp cân bằng tốt kể từ khi quá trình sản xuất quần áo trở nên phức tạp và bao gồm nhiều quy trình. Một dây chuyền lắp ráp cân bằng cho phép tạo ra một sản phẩm trong một thời gian tối ưu, do đó nó cho phép sử dụng ít hơn máy móc cũng như ít vật liệu và lao động trong quá trình sản xuất [11].
Cân bằng chuyền quyết định đến năng suất, sản lượng ra chuyền của chuyền may đồng thời giúp giảm thời gian hao phí của công nhân, tối ưu hóa số lượng máy móc, đường đi của BTP ngắn nhất và theo hành trình công nghệ. Từ đó cho thấy, cân bằng chuyền ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm cho mình một biện pháp cân bằng chuyền hợp lý nhất với doanh nghiệp và sản phẩm may mặc được sản xuất của họ.