1.2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tồ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài
như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với các cong cụ tài chính khác. Trong phần lởn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sán mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường họp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhảnh công ty”.
Khái niệm của Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc
(ƯNCTAD) về đầu tư trực tiếp nước ngoài: "Đầu tư trực tiếp nứớc là đầu tư có mối
liên hệ lợi ích và sự kiêm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoặc chỉ nhánh nước ngoài hoặc chì nhánh doanh nghiệp) ”.
Khái niệm cùa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): "Đầu tư trực tiếp nuớc
ngoài là hoạt động đầu tư đuợc thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thô của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp ”.
Như vậy, qua các cách định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu đon giản rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc di chuyến nguồn lực từ một quốc gia này sang một quốc gia khác để tiến hành nhũng hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi ích nhất định.
1.2.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1.2.1. Phân loại theo hình thức đầu tư
1.2.1.2.1.1. Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài:
Là hình thức đâu tư mà nhà đâu tư nước ngoài thành lập một doanh nghiệp, pháp nhân mới đế thực hiện dự án đầu tư của mình tại nước tiếp nhận đầu tư và trực tiếp quản lý dự án đó. Đối với hình thức này, nhà đầu tư rót vốn vào mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất, xây dựng nhà xưởng, ....
1.2.1.2.1.2. Đầu tư mua lại:
Là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại dự án, doanh nghiệp đã có sẵn để tiếp tục điều hành, quản lý doanh nghiệp đó. Bằng hình thức này, nhà đầu tư tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất, tận dụng lợi thể về khách hàng đã được thiết lập, tốn ít thời gian xây dựng lại nhà xưởng, tuyển nhân công, .... và cũng là hình thức triệt tiêu đối thú cạnh tranh hiện hữu hoặc tiềm tàng. Đây cũng là hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời gian qua.
1.2.1.2.2. Phân loại theo động cơ của nhà đầu tư
1.2. ỉ.2.2.1. Đầu tư tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà quốc gia sở tại chưa có đủ trình độ đề khai thác hoặc chỉ dừng lại mức độ khai thác thô. Nhà đầu tư nước ngoài sử dụng trình độ sản xuất, công nghệ của mình để tăng giá trị gia tăng nguồn tài nguyên này, từ đó tăng lợi nhuận của mình.
1.2.1.2.2.2. Đầu tư tận dụng nhân công giá rẻ:
Nhà đầu tư tận dụng nguồn nhân công có kỹ năng thấp nhung giá rẻ tại quốc gia sở tại dế tối thiếu hóa chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cùa mình. Những ngành nghề thâm dụng lao dộng mà không cần kỹ thuật cao, sản phẩm hoặc công đoạn chỉ đòi hởi trình độ lao động thấp thường duợc nhà đầu tư ưa chuộng để đầu tư vào những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển để tận dụng nguồn tài nguyên này.
1.2.1.2.2.3. Đầu tư tìm kiếm thị trường mới, tiềm năng:
Khi một thị trường bão hòa, nhà đầu tư luôn tìm kiếm một thị trường mới để thay thể. Nhà đầu tư luôn tìm 1 thị trường phù hợp, có nhiều yếu tố thu hút để đầu tư.
1.2.2 Các yêu tô ảnh hưởng đên việc thu hút dòng vôn đẩu tư trực tiêp nước ngoài vào nước chủ nhà trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
1.2.2.1. Bối cảnh đại dịch Covìd-19.
Cuộc “Đại phong tỏa” do Covid-19 khiển thế giới đối mặt với những bất ổn và thách thức nghiêm trọng, hệ lụy có thề dẫn dến một cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu và có lẽ là một trong nhừng lần suy thoái sâu nhất lịch sử. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 không chỉ có tác động nghiêm trọng đến tính mạng con người trên khía cạnh y tế mà còn tàn phá đến kinh tế toàn cầu như một cú sốc phi truyền thống, cách thức mà đại dịch gây ra chưa từng có tiền lệ và thế giới chưa từng có kinh nghiệm để ứng phó. Theo trang tổng quan về bệnh Coronavirus cúa WHO trên toàn cầu , tính đến ngày 2 tháng 2 năm 2021 , đã có 102.817.575 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, bao gồm 2.227.420 trường họp tử vong , được báo cáo cho WHO.
Trong khi hệ thống y tế vẫn đang gồng mình để bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì tác động của đại dịch còn đe dọa đến sinh kế của hàng tỷ người trên thế giới. Theo IMF, Covid-19 bùng phát trên toàn cầu là một cuộc “Đại phong tỏa” (The Great Lockdown) và tất cả các cuộc khùng hoảng khi được gắn với chữ “The Great” đêu gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cái sau luôn khác biệt và tàn khốc hơn cái trước. Neu so với hai cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong lịch sử mà thế giới đã trải qua là “Đại suy thoái” (The Great Depression) những năm 1930 và “Đại khủng hoảng” (The Great Crisis) vào nãm 2008 - 2009, Covid-19 là một cuộc khủng hoảng nằm ngoài sức tưởng tượng và suy đoán của bất kỳ ai. Cuộc “Đại phong toa” do Covid-19 gây ra có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 lao dốc ở mức -5,2% và có khả năng sẽ là cuộc suy thoái nghiêm trọng thứ tư trong hơn
150 năm qua. Thế giới đang đối mặt với những bất ổn rất lớn, số liệu thống kê về chỉ số bất ổn trong chính sách kinh tế toàn cầu GEPU tính đến tháng 09/2020 đà ở
mức đỉnh điểm là 412,05 so với thời điểm khủng hoảng tài chính 2008 - 2009 là 197,64 và tỷ lệ các nền kinh tể phải dối mặt với suy thoái kinh tế là 92,9% (xem Hình 1.1), đây đều là nhừng mức cao nhất từ trước đến nay. Kết quả này hàm ý một
viễn cảnh đầy bi quan của thế giới khi mà Covid-19 là một cú sốc y tể và sẽ dẫn đến một cuộc đại suy thoái kinh tế.
*«*£*****«£*£££££££££££££ £ £ £ £ £ £ £ £ í £ £ £ £ £ £ £ £ £ R M a R R R 3 s
Hình 1.1: Tỷ lệ các nên kình tê đôi mặt vói suy thoái (%), giai đoạn 1871-2021.
Nguồn: Nguyền Khắc Quốc Bảo & cộng sự (2020), dữ liệu trích xuất từ WB.
Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan khắp toàn cầu, đà có nhiều quan điểm trái chiều trong cách thức phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, vấn đề đặt ra tại thời điểm đó là có hay không sự đánh đối giữa sức khoe người dân với các mục tiêu kinh tế, nhiều chính sách đối lập đã được các quốc gia áp dụng để chống dịch Covid-19. Ở nhóm các nước ưu tiên sức khỏe người dân như Trung Quốc, Việt Nam, và các nước Đông Âu đã có những thái độ kiên quyết với những biện pháp kịp thời, mạnh dạn nhàm kiếm soát và hạn chế sự lây nhiễm dịch bệnh. Trong khi đó, Mỹ, Brazil, Nhật và các nước Tây Âu lại xem nhẹ ảnh hưởng của Covid-19, có thái độ chủ quan, phản ứng chậm trễ, và chần chừ trong việc đánh đổi các mục tiêu kinh tế với sức khỏe người dân. Đen thời điềm này có thể khẳng định việc chủ động phòng, chống và kiểm soát Covid-19 phải được ưu tiên hàng đầu khi đại dịch mới là nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế và các hệ lụy đến xã hội. Song song đó, trước sự tàn phá của Covid-19, các quốc gia cũng lần lượt thực thi những gói hỗ trợ từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ kỷ lục nhằm phòng, chống dịch bệnh, duy trì thanh khoản thị trường, cúng cố niềm tin của các nhà đầu tư, và xây dựng viễn cảnh hồi phục và tăng trưởng kinh tế trở lại. số liệu
dự báo tăng trưởng kinh tê năm 2020 từ IMF vào tháng 06/2020 có thê là một dâu hiệu cho thấy mức độ hiệu quả trong chống dịch và duy trì liên tục các hoạt động kinh tế. Vì sự chủ quan với Covid-19 mà Mỹ, Brazil đang là những ố dịch lớn nhất thế giới với mức tăng trưởng dự báo lần luợt là -8% và -5,3%, bên cạnh dó còn có Nhật (-5,2%) và EU (-7,1%). Ngược lại, việc ưu tiên khắc chế dịch ngày từ đầu đã giúp Trung Quốc, một ngoại lệ thần kỳ của thể giới đạt tăng trưởng 1,2%, với Việt Nam là 2,7% (thống kê 9 tháng đầu năm là 2,12%).
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động mạnh tới dòng vốn đầu tư toàn cầu. Cuối tháng 3/2020, IMF thông báo rằng các nhà đầu tư đã rút 83 tỷ USD khỏi các nước đang phát triển kể từ đầu cuộc khủng hoảng Covid-19, là dòng vốn chảy ra lớn nhất từng được ghi nhận. Tất cả các lĩnh vực sẽ bị ảnh huởng, tuy nhiên sự sụt giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất được dự báo ở các lĩnh vực hàng tiêu dùng cá nhân như hàng không, khách sạn, nhà hàng, giải trí, cũng như các lĩnh vực công nghiệp sản xuất và năng lượng. Theo dự báo của UNCTAD (2020), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới có thế sụt giảm 30 - 40% trong giai đoạn 2020-2021, và tình trạng này có thể còn trầm trọng hơn tại các quốc gia đang phát triển, do tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 lên lĩnh vực khai khoáng và sản xuất - là những lĩnh vực đầu tư chủ yếu tại các quốc gia đang phát triến.
Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới nền kinh tế trên toàn cầu. Các tổ chức quốc tế đều dự báo bi quan về tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 24 tháng 6 năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội của thế giới giảm 4,9% so với năm 2019. Tổng thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm 3,6% và khiến 100 triệu người người rơi vào tình trạng đói nghèo. Trong Báo cáo theo dõi nhanh số 2 của ILO: Covid-19 và thế giới việc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố ngày 7 tháng 4 năm 2020 có tới 81% lực
lượng lao động toàn cầu (3,3 tỷ người) hiện đang chịu tác động của đại dịch Covid- 19 do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. Nền kinh tế toàn cầu phải hứng chịu hai cú sốc lớn. về phía cung, dịch Covid-19 gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tới nguồn cung lao động. Công suất sử dụng
máy móc thiêt bị giảm do tình trạng đóng cửa nhà máy. Vê phía câu, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới kinh tế thế giới do sự giảm sút về nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thu nhập cúa người tiêu dùng. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu đã có dấu hiệu giảm mạnh, khi đại dịch bùng phát trên quy mô toàn cầu thì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được dự báo giảm sâu xuống còn 1000 tỷ USD.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đà giảm 49% trong nửa đầu năm 2020 so với năm 2019, do ảnh hưởng của nền kinh tế từ Covid-19, theo báo cáo về Xu hướng Đầu tư Toàn cầu mới nhất của UNCTAD được công bố vào ngày 27/10/2020. Theo báo cáo, các nền kinh tế phát triển có sự sụt giảm lớn nhất, với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt 98 tỷ USD trong giai đoạn 6 tháng - giảm 75% so với năm 2019.
Xu hướng này càng trở nên trầm trọng hơn do dòng vốn vào các nền kinh tế châu Âu giảm mạnh, chủ yếu ở Hà Lan và Thụy Sĩ. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Mỹ giảm 56% xuống còn 68 tỷ USD. Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế đang phát triển giảm 16% ít hơn dự kiến, chủ yếu là do đầu tư bền vững vào Trung Quốc. Lưu lượng giảm chỉ 12% ở châu Á nhưng thấp hơn 28% so với năm 2019 ở châu Phi và thấp hơn 25% ở châu Mỹ Latinh và Caribe.
Trong sáu tháng đến tháng 6 năm 2020, các nước đang phát triển ở châu Á chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu. Dòng chảy sang các nền kinh tế trong quá trình chuyến đối đã giảm 81% do sự sụt giảm mạnh mẽ ở Liên bang Nga. Báo cáo cho thấy sự sụt giảm trên tất cả các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chính. Báo cáo cho thấy giá trị M&A xuyên biên giới đạt 319 tỷ USD trong ba quý đầu năm 2020. Sự sụt giảm 21% ở các nước phát triến, chiếm khoảng 80% giao dịch toàn cầu, được kiểm tra bằng việc tiếp tục hoạt động M&A trong các ngành kỹ thuật số.
Giá trị của các thông báo về dự án đầu tư vào cánh đầu tư mới - một chỉ báo về xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tương lai - là 358 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2020. Các nền kinh tế đang phát triển có mức giảm lớn hơn nhiều (-
X z 7 _ 2
49%) so với các nên kinh tê phát triên (-17%), phản ánh mức khả năng triên khai các gói hô trợ kinh tê còn hạn chê.
Sô lượng các giao dịch tài chính dự án xuyên biên giới được công bô đà giảm 25%, với mức giảm mạnh nhất trong quý 3 năm 2020, cho thấy đà trượt giá vẫn đang tăng nhanh.
A A -49% 0 -15% A 0 -37% Dòng đâu Các dự án tài chính
tư trực M&A xuyên biên Các dự án đầu tư , *
quốc tế Quý 1-Quý
tiếp nưóc giói Quý 1-Quý 3 mói Quý X-Quý 3*
ngoài
Hình 1,2: Nhiệt kê đãu tư toàn can, Q1-Q3 2020 (Phăn trăm thay đôi so với 2019),
Nguồn: UNCTAD, 2020
* Xu hướng trong các dự án đầu tư mới đề cập đến 8 tháng đầu năm 2020.
** Tài chính cho dự án quốc tế đề cập đến (xu hướng về) số lượng giao dịch, vì giá trị dự án cho những tháng gần nhất không có sẵn.
Hình 1.3: Dòng vôn đâu tư trực tiêp nước ngoài theo khu vực, 6 tháng đâu năm 2020 so với bình quân 6 tháng 2019 (Tỷ đô la Mỹ và phần trăm).
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report, 2020.
Trước tình hinh đó, mọi hành động của Chính phủ đều có thể có tác động tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải có thông tin cập nhật chính xác về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khả năng phát triển tương lai của đầu tư trực tiếp nước ngoài để có chính sách hỗ trợ và hướng dẫn phù hợp. Nhìn chung, tác động của đại dịch Covid-19 lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ phụ thuộc vào sự thành công của các phản ứng chính sách kinh tế và hệ thống y tế công. Nghiên cứu dưới đây sẽ phân tích các yếu tố thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước chủ nhà trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đồng thời xem xét những cơ hội và thách thức đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm