Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN trong bối cảnh đại dịch covid 19 bùng phát trên toàn cầu và hàm ý cho việt nam (Trang 61)

So sánh nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Indonesia, Malaysia trong bối cảnh đại dịch Covid và theo các nghiên cứu của các tác giả về các yểu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp trong giai đoạn này cho thấy:

- Sức hấp dẫn từ sự ổn định cùa nền chính trị của Việt Nam là một lợi thế khi thu1 • • • • • •

hút đầu tư, trong khi Malaysia, Indonesia đều trải qua những biến động và bất ổn chính trị trong những năm gần đây.

- Các quốc gia ở Đông Nam Á đều sử dụng thuế như một phương tiện chủ chốt để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hướng dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, khu vực trọng điểm, tại Indonesia, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp

nước ngoài được miên thuê thu nhập từ 3-10 năm nêu đâu tư vào các ngành mới (22 ngành) tại các vùng đảo Java và Ball, và từ 5-12 năm nếu đầu tư vào các vùng khác. Miễn, giảm thuế nhập khấu đối với tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, các bộ phận dự phòng và thiết bị hỗ trợ, nguyên liệu thô phục vụ sản xuất trong 2 năm đầu hoạt động đối với những cồng ty đang hoạt động muốn mở rộng công suất của mình trên 30% công suất đã lắp đặt. Máy móc, thiết bị, phụ tùng được ủy ban đầu tư phê duyệt trong danh mục quy định cũng sẽ được miễn giảm thuế nhập khẩu. Indonesia có ưu đãi đặc biệt đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào xuất khẩu như miễn thuế VAT và thuế doanh thu đánh vào hàng xa xỉ hoặc nguyên liệu mua ở địa phương; hoàn thuế nhập khẩu hàng hóa và vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu; nhập khẩu không hạn chế nguyên liệu thô cần thiết không tính đến việc có hay không sản phẩm nội địa tương tự. Trong khi đó, Malaysia miễn thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất cho các công ty trong các khu xuất khẩu và cho các dự án định hướng xuất khẩu, miễn/giảm thuế tối đa là 5 năm tính từ ngày sản xuất đối với các dự án vào lĩnh vực mới và miễn thuế trong thời hạn từ 5-10 năm đối với các dự án công nghệ cao.

- Các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án có vai trò quan trọng khi thu hút vốn nên các nước đã áp dụng cơ chế một cửa nhàm giúp nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần thông qua một đầu mối để có thể được hồ trợ về mọi mặt. Nhiều nước đưa ra các hình thức hỗ trợ về đào tạo, về góp vốn tài sản, về khuyến khích các dịch vụ đầu tư như Malaysia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Như vậy, để có thể thu hút hon nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thời gian tới việt nam cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực; xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhưng đơn giản, tàng cường hơn nữa các ưu đãi hợp lý dành cho nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời hạn chế tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, làm cho hệ thống luật và chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt Nam thực sự cạnh tranh với các hệ thống luật và chính sách của các nước trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Trong tương lai, đại dịch có khả năng ảnh hưởng lâu dài dên việc hoạch định chính sách đầu tư. Nó có thể củng cố và củng cố xu hướng đang diễn ra đối với các chính sách tiếp nhận hạn chế hơn đối với nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp được coi là quan trọng đối với các nước sở tại. Đồng thời, đại dịch có thề khiến cho việc cạnh tranh trong thu hút đầu tư vào các ngành khác nhau khi mà các nền kinh tế đang tìm cách phục hồi sau suy thoái và các chuỗi cung ứng bị gián doạn cần được xây dựng lại. Đe có thể khôi phục lại nền kinh tế của các quốc gia sau khủng hoảng, các Chính phủ sẽ cần đưa ra các điều kiện cần thiết để thu hút và duy trì các khoản đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả, tăng cường sự gắn bó của đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế quốc gia để có thể tối đa lợi ích mà dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM TẢNG CƯỜNG THU

HÚT DÒNG VÓN ĐẦU NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG BÓI

CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19.

3.1. yếu tối ảnh hưỏng tói thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước trong

bối cảnh đại dịch Covid-19.

3.1.1. Yếu tố quấc tế.

Thứ nhất, đại dịch Covid-19 có tác động di chuyển bớt một phần đầu tư trực tiếp nước ngoài đang và sẽ đầu tư ở trung quốc sang các nước khác (nhàm giảm thiếu rủi ro đứt gãy, lệ thuộc vào chuỗi cung ứng đầu vào từ Trung Quốc);

Thứ hai, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài từ và ngoài trung quốc có xu hướng hướng tới thị trường Việt Nam nhằm mục tiêu khai thác lợi thế, lợi ích to lớn từ việc Việt Nam là thành viên của của nhiều Hiệp định • xe • • • A. • thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu-EƯ (EVFTA);

Thứ ba, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản thực hiện Chính sách/Chiến lược Nam tiến (mới) từ bản địa và từ Trung Quốc

sang các địa bàn đầu tư mới, trong đó, Việt Nam là một trong những địa bàn chiến lược có sức hấp dẫn lớn.

3.1.2. Yếu tố trong nước.

Điểm cộng đầu tiên trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, theo ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận xét: đó là Việt Nam đã thành công hơn nhiều nước khác trong kiếm soát dịch bệnh Covid. Đây chính là lợi thế cạnh tranh giúp cho Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt hơn các nước khác. Không chỉ là các dự án đầu tư mới mà cả các dự án đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam từ trước cũng được hưởng lợi thế này. Các nhà đầu tư quyết định tiếp tục dịch chuyển tài sản sản

xuất của họ tới Việt Nam, nhờ vậy giúp Việt Nam lập được các thành tích rất tốt về xuất nhập khẩu trong năm 2020.

Tiếp theo, trong nàm 2020 phần lớn các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, vẫn duy trì tốt được sản xuất, duy tri được chuỗi cung ứng toàn cầu. "Tiếng lành đồn xa", Việt Nam có hình ảnh tốt hơn trong mắt các nhà đầu tư nên tiếp tục thu hút nhiều thương vụ đầu tư lớn của các nhà đầu tư, nhiều dự án sản xuất được mở rộng.

Để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách và sửa đối, cải thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:

- Luật Đầu tư sửa đồi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2020 và chính thức

có hiệu lực từ 1/1/2021 với nhiều điểm mới, như cải cách thủ tục, mở rộng quyền tự chủ của nhà đầu tư; chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển nhà sản xuất tham gia chuỗi sản xuất và liến kết... Đặc biệt, Luật đã sửa đổi, bố sung các ngành, nghề ưu đãi đầu tư nhằm bảo đảm thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, chất lượng theo Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, các Luật thuế và các Luật liên quan Đáng chú ý, cuối tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác đặc biệt nhằm đón đầu làn sóng đầu tư khi thế giới tái định vị chuỗi cung ứng và sản xuất sau đại dịch Covid-19. Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, trong làn sóng thúc đấy dịch chuyển sản xuất, Việt Nam, với những lợi thế sẵn có, nằm trong nhóm quốc gia có cơ hội hưởng lợi và hoàn toàn có thể kỳ vọng vào làn sóng đầu tư thứ tư. Bên cạnh đó, việc tham gia kí kết các hiệp định toàn cầu cũng giúp Việt Nam mở rộng thị trường và tạo thêm nhiều cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư vào nước ta.

- Ngày 15/11/2020, trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng cỏ do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam đã kí kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây là điểm nhấn, dấu mốc quan trọng trong tiến

trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, mở ra một thị trường ổn định và rộng lớn với

2,2 tỳ người tiêu dùng, chiêm 30% GDP toàn câu; là cơ hội tôt đê duy trì, thúc đây đà phục hồi sau dịch bệnh, thu hút đầu tư nước ngoài. Trước tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế cũng như đối với cuộc sống và sự an toàn của người dân, việc ký Hiệp định RCEP thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế, phát triển toàn diện, tạo việc làm và tăng cường chuỗi cung ứng khu vực cũng như ủng hộ một thoa thuận thương mại và đầu tư tự do, toàn diện, dựa trên luật lệ. Hiệp định RCEP là giải pháp cấp bách để ứng phó với đại dịch Covid-19 của khu vực và trong việc xây dựng khả năng tự cường thông qua quá trình phục hồi kinh tế bền vững hậu đại dịch.

- Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8/2020 góp phần phục hồi xuất khẩu sang châu Âu sẽ mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu, đầu tư, du lịch, đồng thời là nhân tố quan trọng tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Có thề nói, Việt Nam đang là một điềm đến tiềm năng với nhiều ưu thế, nhất là thành tựu chống dịch. Việt Nam cũng đảm bảo 4 yếu tố mà doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mong muốn khi đầu tư vào một quốc gia. Đó là nguồn lao động có tay nghề, hệ thống logistics thuận tiện, môi trường pháp lý linh hoạt và triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định.

3.2. Đề xuất một số hàm ý chính sách cho Việt Nam

Để thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân các nhà đầu tư tiềm nàng, cũng như là tối đa hoá lợi ích mang lại từ hoạt động đầu tu* của đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phú cần phải có những chính sách phù hợp, coi thời gian khủng hoảng do đại dịch là cơ hội để thu hút và giữ chân nhà đàu tư, hướng tới việc tăng cường sự thâm nhập của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào kinh tể địa phương. Đe đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc phải tiếp tục kiểm soát tốt dịch COVID-19, tránh lây nhiễm trong cộng đồng, thì Chính phủ và chính quyền các địa phương cần phải hoàn thiện các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung toàn bộ nhân lực, vật lực nhằm ngăn chặn dịch Covid-19

đang diễn biển phức tạp, đồng thời hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng của dịch bệnh tới đời sống và tinh thần của người dân. Thực hiện tốt mục tiêu kép mà Chính phủ đề

ra: “Vừa chông dịch, vừa phát triên kinh tê xã hội”. Song song đó, đê duy trì hoạt động và nâng cao sức đề kháng cho nền kinh tế, cần phải phát huy tối đa nguồn lực trong nước, kích cầu nội địa nhiều hơn, tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa thị trường đầư ra và đầu vào để giảm phụ thuộc vào một hoặc một nhóm các chuỗi cung ứng, từ đó đề trờ thành một nền kinh tế tự chủ hơn. Tháo gờ khó khăn cho các hoạt động đầu tư của nước ngoài nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang dịch chuyển, đặc biệt là sự chuyển dịch từ Trung Quốc cùa các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Đồng thời, Chính phủ cần sớm xây dựng và công bố chính sách thu hút dịch chuyển dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới sau đại dịch Covid-19.

Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để hướng tới thực hiện có hiệu

quả mục tiêu kép là vừa chống dịch và vừa phát triển kinh tế. Việt Nam đang nối lên là một trong các điểm đến thu hút làn sóng dịch chuyển vốn với những lợi thế cạnh tranh sẵn có. Nếu như trước đây Việt Nam thường được nhắc đến là quốc gia ổn đinh chính trị, ổn định kinh tế vi mô, lạm phát thấp, nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng, khoảng cách địa lý gần các trung tâm kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì nay được bố sung thêm hai lợi thế mới từ đại dịch Covid-19 làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đó là được các tố chức quốc tế hàng đầu như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá là hỉnh mẫu về ứng phó khủng hoảng trong đại dịch Covid-19 và khả nàng cầm cự của doanh nghiệp Việt Nam rất tốt. Đe tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, cần phải không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hậu Covid-19.

Theo đó, cần phải tiếp tục sửa đối Luật Đầu tư và các văn bản dưới luật, gờ bỏ các quy định gây rào cản, gây ra chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; định rõ các chính sách và nguyên tắc, điều kiện áp dụng ưu đài, tăng cường hỗ trợ đầu tư,... Tập trung chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài như rà soát quỹ đất, mặt bằng, nhà xưởng và các hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất; đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; phát triển công

nghiệp hỗ trợ; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Bên cạnh đó, cần tăng cường các chính sách hỗ trợ và tháo gỡ các khó khăn cho các lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn do tác động cùa đại dịch COVID-19.

Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, xúc tiến đầu tư, đặc biệt là hình

thức trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế trao đổi và tìm hiểu thông tin về Việt Nam. Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài có chừng lại và sụt giảm nhẹ nhưng việt nam vẫn sể là điềm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế rất quan tâm đến Việt Nam nhưng do đại dịch Covid-19 nên khó khăn trong việc tiếp cận. Việc tổ chức các cuộc họp trực tuyến, các chương trình xúc tiến từ xa sè mang lại hiệu ứng tích cực, tạo đà để đón dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hậu Covid-19. Thực tế, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư và các cuộc làm việc của tập đoàn đa quốc gia quan tâm đến Việt Nam được chuyển sang hình thức trực tuyến với đầu cầu Việt Nam đặt tại Trung tâm Điều hành của Bộ Ke hoạch và Đầu tư. Chẳng hạn, trong tháng 7, hơn 1.000 nhà đầu tư Nhật Bản đã tham dự hội nghị

xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam Nhật Bản để tim cơ hội đầu tư mới tại Việt J

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN trong bối cảnh đại dịch covid 19 bùng phát trên toàn cầu và hàm ý cho việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)