Sinh viên (SV) mới ra trường cần lưu ý những gì để tìm việc và làm việc thành công? Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia ngành nhân sự:
1. Kinh nghiệm trong công việc: Có 20-30% các
nhà tuyển dụng mong muốn được tuyển những người có kinh nghiệm trong công việc kèm theo khả năng vốn có của họ. Thế nhưng hầu hết các SV mới ra trường lại đánh giá thấp nếu không muốn nói là có chút coi thường những kinh nghiệm họ có được từ những hoạt động từ ngày còn đi học như: hoạt động ngoại khóa, những công việc làm thêm, thời gian họ đi thực tập...
Trên thực tế, có đến 63% các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao các kinh nghiệm trên để đi đến quyết định tuyển dụng. Vì vậy, hãy cho nhà tuyển dụng thấy tất cả những kinh nghiệm bạn đã từng trải qua và những điều bạn học được ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
2. Khả năng thích ứng với môi trường làm việc: Khả năng làm việc hay
một bản hồ sơ đẹp trên giấy không có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng được tuyển dụng. Điều mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy nhất ở các ứng viên là khả năng hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc của công ty.
Với những đoạn đối thoại nhỏ tưởng chừng như không quan trọng ngay lúc bắt đầu từ phía người phỏng vấn thì bạn cũng nên lưu ý. Đó có thể là cơ hội giúp bạn làm cho người phỏng vấn thấy bạn là người hòa đồng và thân thiện.
3. Trình độ học vấn: 19% các nơi tuyển dụng lưu ý nhiều nhất đến trình độ
học vấn của ứng viên. Bạn đã học trường nào? Bạn đã học ngành gì? Và bằng cấp bạn đạt được ở mức nào? Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng những khóa học bạn đã hoàn thành có liên quan và phù hợp với công việc sắp tới.
4. Lòng nhiệt tình: Sự nhiệt tình trong công việc là đức tính hàng đầu mà
nhà tuyển dụng mong muốn thấy ở những ứng viên. Họ tin rằng những ứng viên nhiệt tình với công việc sau này có xu hướng trở thành người làm việc có hiệu quả hơn.
Khi bạn được hỏi “Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty này?”, câu trả lời của bạn nên tập trung vào thế mạnh của công ty đang có và những thách thức của công việc sắp tới. Nó là câu trả lời cho người phỏng vấn thấy bạn là người say mê công việc thực sự.
5. Sự sẵn sàng: Bạn phải chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý cũng như cách trả lời
các tình huống có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn. Những ý tưởng độc đáo của bản thân cũng nên được chuẩn bị để nói trong buổi phỏng vấn nhằm tạo ấn tượng
tốt với nhà tuyển dụng. Họ sẽ thấy được khả năng đóng góp của bạn tới thành công trong tương lai của công ty.
Sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào phỏng vấn cũng là cách để cho nhà tuyển dụng thấy trình độ chuyên môn của bạn. Hãy thử đặt mình vào vị trí công việc đó trong tương lai và nói lên ý tưởng của mình về cách làm việc cũng như hướng đi để cải thiện công việc đó như thế nào.