Các côngty CTTC hiện nay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Trang 51)

Theo thông tư số 08/2001/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/CP về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC thì “Công ty CTTC là một tổ chức tín dụng phi

ngân hàng, là pháp nhân Việt nam, hoạt động chủ yếu là CTTC”. Công ty CTTC được thành lập và hoạt động tại Việt nam dưới các hình thức sau:

- Công ty CTTC Nhà nước. - Công ty CTTC cổ phần.

- Công ty CTTC trực thuộc các tổ chức tín dụng. - Công ty CTTC liên doanh.

- Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài.

Đến nay ở Việt Nam có 12 công ty CTTC. Trong đó có 8 công ty trong nước, 3 công ty 100% vốn nước ngoài, và 1 liên doanh. Dư nợ đến tháng 7 năm 2007 của các công ty này đạt gần 10.000 tỷ đồng. Con số này tuy còn khiêm tốn so với thị trường VN rộng lớn với gần 300.000 DN trong đó chủ yếu là DN vừa và nhỏ, tuy nhiên, theo nhận xét của các công ty CTTC, các DN vừa và nhỏ đã chọn kênh huy động vốn này

Tuy là một là một loại hình kinh doanh mới, nhưng thị trường CTTC đang có sức cạnh tranh khá mạnh mẽ giữa 5 công ty thuộc 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 1 công ty liên doanh và 2 công ty 100% vốn nước ngoài. Sự ra đời của các công ty CTTC này khẳng định nhu cầu phát triển của loại hình kinh doanh đầy tiềm năng này và là bàn đạp mở rộng thị trường trong tương lai.

A. Công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương.

Công ty thuê mua và đầu tư - ngân hàng Ngoại thương (Linco) được thành lập theo Quyết định số 724/QĐ-NH 9 ngày 14/10/1994 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam. Sau khi Nghị định 64/CP ra đời, để thích ứng với nhu cầu thị trường cũng như cơ chế pháp lý, ngân hàng Ngoại thương đã quyết định thành lập công ty CTTC - ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Vietcombank Leaco) theo quyết định số 108/QĐ - NHNN 5 ngày 25/3/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam với số vốn điều lệ là 55 tỷ đồng.

Ngày 1/4/2001, công ty CTTC Việt nam (Vinalease) đã sáp nhập với công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và lấy tên là công ty CTTC - ngân hàng Ngoại thương Việt nam với số vốn điều lệ tăng lên 75 tỷ đồng.

B. Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NH NN&PTNT).

Công ty CTTC I NH NN &PTNT được thành lập ngày 14/7/1998 theo quyết định số 238/1998/QĐ-NHNN 5 của Thống đốc NHNN Việt nam với số vốn điều lệ 65 tỷ đồng. Công ty này hoạt động chủ yếu từ Huế trở ra.

Công ty CTTC II NH NN & PTNT được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh ngày 27/8/1998 hoạt động từ Quảng Nam trở vào với số vốn điều lệ là 65 tỷ đồng.

C. Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và Phát triển (NH ĐT& PT).

Công ty CTTC NH ĐT &PT Việt nam (BIDV Leasing Công ty) ra đời theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NH 5 ngày 4/9/1998 với số vốn điều lệ là 55 tỷ đồng.

Nhằm mở rộng địa bàn hoạt động và mạng lười khách hàng, nâng cao vị thế của công ty và tăng sức cạnh tranh trên thị trường, công ty đã trình và được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Ngày 14/4/2001, chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

D. Công ty CTTC ngân hàng Công thương (NHCT).

NHCT Việt nam thành lập phòng tín dụng thuê mua từ tháng 7/1995. Từ khi Nghị định số 64/CP ra đời, chức năng của một phòng không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải thành lập một công ty độc lập. Ngày 26/1/1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra quyết định số 53/QĐ-NHNN5 thành lập công ty CTTC NHCT VN với số vốn điều lệ là 55 tỷ VNĐ.

E. Công ty CTTC quốc tế Việt nam (VILC).

Ngày 29/10/1996, theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, công ty CTTC quốc tế Việt nam (VILC) ra đời. VILC là công ty CTTC liên doanh giữa Ngân hàng công thương Việt nam với công ty CTTC quốc tế (IFC), Ngân hàng tín dụng Nhật bản (NCB), Ngân hàng Ngoại thương Pháp (BFCE), công ty CTTC Hàn quốc (KILC). Đây cũng là công ty CTTC liên doanh đầu tiên ở Việt nam được cấp giấy phép hoạt động. VILC có thời gian hoạt động là 50 năm với vốn hoạt động là 5 triệu USD, trong đó phía Việt nam góp 19%, IFC 15%, BFCE 17% và KILC 32%.

F. Công ty CTTC Kexim Việt nam (KVLC).

Ngày 20/11/1996, theo giấy phép hoạt động số 02/GP-CTCTTC, công ty CTTC Kexim Việt nam được thành lập bởi Ngân hàng Ngoại thương Hàn quốc (Korean

Exchange Bank), với số vốn điều lệ là 5 triệu USD. Công ty chủ yếu cho thuê với những công ty Hàn quốc hoặc liên doanh với Hàn quốc đang hoạt động tại Việt nam.

G. Công ty CTTC ANZ-VTRACT.

Tháng 12/1999, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thành lập thêm một công ty CTTC 100% vốn nước ngoài là công ty CTTC ANZ-VTRACT do Ngân hàng ANZ và công ty máy móc thiết bị VTRACT thành lập.

H. Công ty cho thuê tài chính Sacombank-LC

Tháng 4/2006 thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank-LC). Theo giấy phép thành lập, Sacombank-LC có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng VN, thời gian hoạt động là 50 năm và có địa chỉ trụ sở chính là 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM.

I. Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Á Châu – ACB Leasing

ACB Leasing được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập số

06/GP-NHNN vào ngày 22/05/2007, có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, có trụ sở tại Citilight Tower, lầu 2, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao, Q.1, Tp.HCM

J. Công ty cho thuê tài chính II (BLC II)

Tháng 1/2005 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập Công ty cho thuê tài chính II (BLC II). Công ty sẽ đặt trụ sở chính tại 146 Nguyễn Công Trứ - Quận 1 - TP.HCM. Vốn điều lệ là 150 tỷ đồng với thời gian hoạt động 50 năm

1.5. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CTTC NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

2.2.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của công ty CTTC NH Ngoạithương. thương.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietComBank) là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc thử nghiệm hoạt động CTTC tại Việt Nam. Từ năm 1994, công ty Đầu tư và thuê mua trực thuộc Vietcombank đã thực hiện nghiệp vụ thuê mua và thu được một số kết quả nhất định. Theo báo cáo của công ty về hoạt động CTTC 1994-1998, con số 37 tỉ đồng là tổng giá trị của các máy móc thiết bị mà công ty đã và đang cho các doanh nghiệp thuê. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang có chủ chương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, khi mà việc giải quyết nhu cầu vốn trung và dài hạn đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng thì những đóng góp của công ty thực sự có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế nước nhà nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo quyết định số 108/1998/QĐ- NHNN ngày 25 tháng 03 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực CTTC , tuân theo luật pháp của Nhà nước Việt Nam.

Vốn điều lệ của công ty .

Hồi đầu mới thành lập công ty CTTC Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam số vốn điều lệ là 55 tỷ đồng.

Ngày 1/4/2001, công ty CTTC Việt nam (Vinalease) đã sáp nhập với công ty CTTC - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và lấy tên là công ty CTTC - ngân hàng Ngoại thương Việt nam với số vốn điều lệ tăng lên 75 tỷ đồng và nó được tăng lên 100 tỷ đồng vào năm 2003.

Quyết định ngày 6/5/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1016/QĐ-NHNN chấp thuận Công ty Cho thuê Tài chính Vietcombank được tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.

Về cơ cấu tổ chức của công ty.

Chức năng nhiệm vụ các Phòng ban của Công ty CTTC Ngân hàng ngoại thương Việt Nam như sau:

- Phòng kinh doanh:

1. Lựa chọn khách hàng, thẩm định các dự án xin thuê, lập tờ trình trình Giám đốc công ty xem xét phê duyệt.

2. Lập Hợp đồng cho thuê trình Giám đốc công ty, theo dõi đôn đốc thu nợ theo Hợp đồng.

3. Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng, định kỳ kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng và hiện trạng máy móc thiết bị cho thuê.

4. Lập tờ trình trình Tổng giám đốc NHNT Việt Nam đối với các dự án cho thuê vượt quá mức phán quyết của Giám đốc của công ty theo Quy định của NHNT Việt Nam.

PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG TY BAN KIỂM SOÁT

5. Lập tờ trình trình Tổng giám đốc NHNT Việt Nam để xin phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các dự án cho thuê có quy mô vượt quá giới hạn 30% vốn tự có của Công ty cho 01 khách hàng.

6. Thực hiện thẩm định trình Giám đốc công ty đối với các dự án đồng cho thuê, theo dõi thu nợ theo Hợp đồng.

7. Làm các thủ tục nhập khẩu tài sản để cho thuê. 8. Lập kế hoạch về nhu cầu vốn và sử dụng vốn.

9. Theo dõi, lập Báo cáo tình hình cho thuê, hiện trạng tài sản cho thuê và các báo cáo khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty, NHNT Việt Nam, NHNN Việt Nam.

10. Lập kế hoạch và thực hiện thu hồi tài sản cho thuê trong trường hợp cần thiết đối với khách hàng không trả nợ thuê.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. - Phòng Kế toán Tài vụ:

1. Thực hiện Chế độ hạch toán kế toán, Chế độ thu chi tài chính theo cơ chế tài chính của NHNT Việt Nam phù hợp với Luật pháp của Nhà nưóc và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan.

2. Lập các Báo cáo kế toán, Cân đối, thu nhập chi phí hàng tháng, quý, năm của Công ty. Lập Báo cáo thống kê hàng tháng theo quy định của NHNT Việt Nam.

3. Tham mưu cho giám đốc công ty trong các lĩnh vực:  Vay vốn và sử dụng vốn.

 Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, trích lập, quản lý và sử dụng các Quỹ theo chế độ quy định.

 Xây dựng đơn giá tiền lương trình Ban lãnh đạo NHNT Việt Nam phê duyệt.

 Mua sắm trang thiết bị cho công ty.

4. Định kỳ tính lãi cho thuê, thông báo cho cán bộ kinh doanh để đôn đốc thu nợ. Thường xuyên cập nhật tình hình lãi suất cho vay do do NHNT Việt Nam công bố.

5. Thực hiện các nhiêm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng Tổng hợp, Hành chính, Quỹ:

1. Tham mưu cho Giám đốc về giải quyết khiếu kiện, thu giữ tài sản cho thuê. 2. Tham mưu cho Giám đốc công ty trong chỉ đạo kinh doanh.

3. Lập báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ theo quy định của NHNT Việt Nam. Cùng với phòng Kế toán tài vụ lập đơn giá tiền lương. 4. Tham mưu cho Giám đốc công ty trong việc tìm nguồn vốn trong và ngoài

nước.

5. Tham mưu cho giám đốc công ty đối với việc tuyển dụng cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ.

6. Quản lý lao động, theo dõi việc chấp hành Nội quy, Quy chế, Kỷ luật lao động, trật tự vệ sinh và an toàn cơ quan.

7. Quản lý toàn bộ tài sản của công ty theo quy định của NHNT Việt Nam. 8. Dự trù, mua sắm công cụ lao động, tài sản và vật dụng văn phòng, thực hiện

sửa chữa tài sản, trụ sở Công ty.

9. Thực hiện nghiệp vụ Quỹ: Thu tiền khách hàng trả tiền thuê và chi tiêu trong cơ quan bằng tiền mặt.

10. Thực hiện toàn bộ công tác quản trị, văn thư, lưu trữ, lễ tân của Công ty. 11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

- Ban kiểm soát nội bộ:

Kiểm soát mọi hoạt động của công ty, phát hiện nhữg thiếu sót của các bộ phận trong Công ty, phản ánh với Giám đốc để uốn nắn sửa chữa kịp thời.

Em không cần liệt kê chi tiết chức năng nhiệm vụ của các phòng, chỉ cần 1 đoạn ngắn giải thích quan hệ giữa các bộ phận lớn trong sơ đồ. Dùng group objects lại để hình không chạy

2.2.2 Các hoạt động của Công ty bao gồm:

a) CTTC các tài sản là máy móc, thiết bị và các động sản khác đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

b) Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng những dịch vụ liên quan đến nghiêp vụ CTTC.

c) Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng Nhà nước.

Sau hơn 10 năm hoạt động Công ty CTTC NHNT Việt Nam đã góp phần đẩy mạnh hoạt động của thị trường CTTC nói riêng, thị trường vốn nói chung tại Việt Nam. Với đội ngũ cán bộ và nhân viên năng động, có trình độ, Công ty CTTC đã bước đầu thực hiện có hiệu quả hoạt động CTTC, góp phần tài trợ vốn trung hạn và dài hạn thông qua máy móc, thiết bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến và hiện đại hoá công nghệ.

2.2.3 Quy trình thực hiện một giao dịch CTTC tại công ty CTTC ngân hàng Ngoạithương Việt nam. thương Việt nam.

CTTC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn dó đó để tài trợ cho một tài sản nào đó, công ty bao giờ cũng phải thu thập thông tin từ phía bên thuê. Doanh nghiệp xin thuê tài chính phải nộp cho công ty các hồ sơ như sau:

Hồ sơ pháp lý:

- Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kinh doanh.

- Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.  Hồ sơ xin thuê tài chính.

- Báo cáo tình hình tài chính trước khi xin thuê.

- Phương án thuê mua (tính toán hiệu quả kinh tế sử dụng tài sản thuê tài chính và nguồn trả nợ).

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc tài liệu liên quan đến tài sản thuê theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải thu thập thông tin và phân tích các thông tin cần thiết như:

- Năng lực điều hành và quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp hoặc người ký hợp đồng CTTC .

- Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, số năm hoạt động, thị trường và mặt hàng kinh doanh chủ yếu, các bạn hàng doanh nghiệp.

- Các thông tin về cổ phần nắm giữ và hình thức góp vốn của doanh nghiệp xin thuê tài chính (nếu có).

- Các tài liệu bổ sung có liên quan đến doanh nghiệp xin thuê như thuế, các khoản phải trả.

II Thẩm định hồ sơ xin thuê.

Các cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ theo trình tự: - Kiểm tra pháp lý đầy đủ và hợp lệ.

- Kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Mục đích thuê tài chính hiệu quả kinh tế, nguồn thanh toán tiền thuê.

Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng lập tờ trình ghi ý kiến của mình để trình trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra bộ hồ sơ và xem xét tờ trình thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định, trưởng phòng kinh doanh ghi rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý trình lên giám đốc xem xét quyết định.

III Thông báo tới bên xin thuê.

Tối đa sau1 tuần (kể từ ngày nhận hồ sơ hoàn chỉnh), công ty phải trả lời chính thức việc cho thuê hay từ chối yêu cầu của doanh nghiệp.

Sau khi được giám đốc phê duyệt, cán bộ chuyên quản phải thông báo cho khách

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w