I Sự ra đời của hoạt động cho thuê ở Việt nam.
Nền kinh tế Việt Nam vốn xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, hình thành chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các loại hình doanh nghiệp này vừa eo hẹp về vốn lại lạc hậu về công nghệ. Chính vì lẽ đó, nhu cầu thuê tài sản đã xuất hiện và một điều tất nhiên là có cầu thì phải có cung, một số người đã cho thuê tài sản nhàn rỗi của mình. Bởi vậy hoạt động cho thuê đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu. Tuy nhiên, những hoạt động này mới chỉ là hình thức cho thuê đơn thuần mang tính tự phát, riêng lẻ, chưa phát triển rộng rãi thành một hệ thống.
Mặc dù trên thế giới và đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,... nghiệp vụ CTTC đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 70, thì ở Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ. đoạn quá ngắn. Thường em sửa bằng cách, nếu các đoạn cùng 1 vấn đề thì gộp lại. Đoạn 1-2 câu chỉ chấp nhận được trong các trường hợp đặc biệt, hoặc liệt kê
II Hoạt động CTTC hiện nay ở Việt nam:
Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 12 năm có mặt, thị trường cho thuê tài chính Việt Nam chỉ có 13 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác nhau. đoạn quá ngắn.
Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng - rất nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại (thường là trên 1.000 tỉ đồng). Và hiện có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. đoạn quá ngắn.
Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại hình dịch vụ này, nguyên nhân có thể là vì: Đây là ví dụ liệt kê này, nên đoạn ngắn chấp nhận được Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. đoạn quá ngắn. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại...
Thứ hai, giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng.Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra.
Thứ ba, hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn. Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính.
Thứ tư, mạng lưới hoạt động còn hẹp, chỉ có trụ sở chính hoặc chi nhánh của công ty nên địa bàn hoạt động chưa có điều kiện mở rộng ra các khu vực khác ngoài thành phố, để trống khu vực rộng lớn là vùng nông thôn. Điều này thực sự là một thiếu sót lớn đặc biệt là khi NĐ16/CP nới lỏng đối tượng được thuê tài chính bao gồm các tổ chức và cá nhân có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
Cuối cùng là sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan quản lý trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn. Đây là ví dụ liệt kê này, nên đoạn ngắn chấp nhận được