6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
4.5.2. Tổ chức hạch toán ban đầu
Việc hạch toán ban đầu là một công việc rất quan trọng, công việc kế toán đòi hỏi tính cẩn thận. Theo yêu cầu của KTQT chi phí thì cần phải có thông tin chi phí cùa từng loại sản phẩm dịch vụ, từng hoạt động kinh doanh.
- Đối với chi phí trực tiếp như tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí khấu hao tài sán cố định, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí thuê ngoài... khi những đối tượng chi phí này phát sinh liên quan đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí nào thì căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc tài liệu liên quan hàng ngày ghi vào sổ chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí đó.
- Đối với chi phí sản xuất chung gồm rất nhiều đối tượng khác nhau để tạo nên chi phí tống thể. Do các khoản chi phí này không thể tổ chức ghi chép hạch toán ban đầu chi tiết cho từng đối tượng chịu phí, vì vậy phải tiến hành tập hợp chi phí, sau đó phân bổ cho từng đổi tượng chịu phí liên quan theo tiêu thức nhất định.
4.5.3. Kiểm soát chi phí
Việc kiểm chi phí giúp tối đa hóa lợi nhuận của công ty, có được điều này công ty phải nêu rõ ưu và nhược điểm của kết cấu chi phí để kiểm soát và cắt giâm chi phí. Phân loại chi phí giúp nhà quản lý kiểm soát, lập dự toán và đánh giá hiệu quả việc sử dụng chi phí. Công ty cần phân loại theo cách ứng xử của chi phí thành biến phí và định phí cụ thể:
Bảng 3.25. Bảng phân loại khoản mục chi phí
Khoăn mục chi phí Biến phí Định phí
l.Chi phí NVL trực tiếp
-Chi phí NVL chính X
-Chi phí NVL phụ X
-Chi phí bảo dường X
2. Chi phí nhân công trực tiếp
-Tiền lương cơ bản
X
- Lương thành phẩm
X
-BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ X
3. Chi phí sản xuất chung
- Tiền lương nhân viên phân xưởng
+ Tiền lương cơ bản X
+ Lương sản phẩm X
+ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ X
-Chi phí khấu hao TSCĐ
X
-Chi phí điện cho sản xuất
X
- Chi phí khác bằng tiền
X
-Chi phí nhiên liệu X
4. Chi phí bán hàng
-Chi phí nhân viên bán hàng
+ Tiền lương cơ bản X
+ Lương sản phẩm X
+ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ X
- Chi phí vật liệu X
-Chi phí công cụ dụng cụ X
- Chi phí khấu hao TSCĐ X
- Chi phí quãng cáo, khuyến mại X
- Chi phí vận chuyển, bốc xếp X
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng X
- Chi phí dịch vụ mua ngoài X
- Chi phí bằng tiền khác X
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí nhân viên quản lý
+ Tiền lương cơ bản X
+ Lương sản phẩm X
+ BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN X
- Chi phí VPP, vật liệu quản lý X
- Chi phí công cụ quản lý X
- Chi phí khấu hao TSCĐ X
- Thuế, phí và lệ phí X
- Chi phí dịch vụ mua ngoài X
- Chi phí bằng tiền khác X
a) Biến phí bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Loại chi phí này hay thay đồi theo sản lượng của sản phẩm sàn xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp: một phần lương trả theo sản phẩm.
- Biến phí sản xuất chung: chi phí điện cho sản xuất, chi phí nhiên liệu
° 7 r
thay đôi tỷ lệ với sản lượng sàn phâm sàn xuât. - Biên phí bán hàng:
+ Chi phí bốc xếp, vận chuyển, chi phí vật liệu thay đổi theo số lượng sản phẩm tiêu thụ.
__ > . o -2
+ Tiên lương của nhân viên bán hàng theo sản phâm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Trong công ty chi phí quán lý doanh nghiệp phải kể đến là tiền lương nhân viên quản lý hưởng theo sản phẩm.
b) Định phí bao gôm:
- Định phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất: Tiền lương cơ bản và các khoản trích theo lương được tính theo hệ số cấp bậc nên mang tính cố định theo số lượng sản phẩm sản xuất.
- Định phí sản xuất chung:
+ Tiền lương cơ bản và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng được tính theo hệ số cấp bậc nên mang tính cố định theo số lượng sản phẩm sản xuất.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất (trang bị bảo hộ lao động, bàn ghế...) có bản chất là chi phí cấp bậc nên cố định theo sản lượng sản phẩm sản xuất.
+ Chi phí khâu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thăng nên mang tính cố định.
+ Chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí khác tương đối ổn định nên xếp vào định phí.
- Định phí bán hàng:
+ Tiên lương cơ bản và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng được tính theo hệ số cấp bậc nên mang tính cố định theo sản lượng sản phẩm sản xuất.
+ Công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí sửa chừa mang tính chất cố định theo sản lượng sản phẩm tiêu thụ.
+ Chi phí khác bằng tiền gồm chi phí giao dịch, hội họp với khách hàng tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng không lớn nên xếp vào định phí;
- Định phí quản lý doanh nghiệp: toàn bộ các khoản chi phí còn lại tại bộ phận quản lý chung của Công ty mang tính chất cố định theo sản lượng sản
phẩm tiêu thụ.
4.6. Một số kiến nghị thực thi các giải pháp
Hiện nay, về mặt lý luận và nhận thức ở nước ta về KTQT vẫn còn nhiều hạn chế và chưa hoàn toàn thống nhất. Doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc vận dụng KTQT vào Doanh nghiệp. Khái niệm “kế toán” chủ yếu vẫn chỉ dùng để đề cập đến KTTC trong hệ thống kế toán của Doanh nghiệp, mặc dù hệ thống kế toán của Doanh nghiệp vẫn còn có những biểu hiện nhất định về KTQT. Vì thế về phía cơ quan, ban ngành và nhà nước cần phải:
+ Cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán để đảm bảo tính thống nhất, chính xác đề tiến hành thực hiện đồng bộ trong các doanh nghiệp.
+ Các KTQT cần được các ngành chức năng quan tâm tổ chức bồi dưỡng, cung cấp tài liệu hướng dẫn những nội dung cần thiết của KTQT. Các cơ quan chức năng còn tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề về KTQT cho các Doanh nghiệp giúp họ thấy được tầm quan trọng của KTQT chi phí nói riêng và KTQT nói chung trong công tác quản lý doanh nghiệp.
+ Trong các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp cần cho sinh viên tiếp cận chuyên ngành về KTQT chi phí để ứng dụng trong thực tế giúp nắm bắt nhanh công việc sau khi ra trường.
Kêt luận chương 4
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng về KTQT chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh Đông Anh ở chương 1, chương 2, chương 3 trong chương 4 luận văn đưa ra những giải pháp để hoàn thiện KTQT chi phí. Đặc biệt là công tác lập dự toán chi phí, lập báo cáo chi phí phục vụ kiểm soát chi phí, phân tích chi phí giúp nhà quàn lý đưa ra quyết định về giá bán và giúp đưa ra những quyết sách định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Một số kiến nghị thực thi giải pháp của luận văn nhằm tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô hồ trợ cho quá trình tố chức thực hiện kế toán quàn trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh Đông Anh. Qua đó, luận văn cũng thực hiện việc phân tích thông tin KTQT chi phí phục vụ cho nhu cầu quản trị tại công ty, việc quản trị chi phí tại Công ty sẽ được tốt hơn, Công ty có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh Đông Anh là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết trong quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý, khắng định chức năng của kể toán trong hệ thống quản lý.
Thực trạng KTQT chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh Đông Anh còn nhiều hạn chế đòi hỏi cần hoàn thiện một cách khoa học, hợp lý. Qua thời gian nghiên cứu, tổng hợp và phân tích cà về lý thuyết và thực tế công tác KTQT chi phí tại Công ty, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau: Tác giả đã hệ thống được những lý luận cơ bản về KTQT chi phí, phản ánh thực trạng KTQT chi phí và đưa ra những giải pháp xác định lại đối tượng hạch toán, đề xuất phân loại chi phí, quản lý chi phí và hoàn thiện hệ thống báo cáo nhàm cung cấp thông tin kịp
thời cho công tác quản trị chi phí của Công ty cổ phần cơ điện lạnh Đông Anh.
Với nhũng vấn đề trên, luận văn đã đáp úng được nhũng yêu cầu nghiên cứu cơ bản đề ra. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian trong quá trình thực hiện nên tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo đế luận văn được hoàn thiện hon nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO
A. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bùi Ngọc Anh (Năm 2016) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quăn trị chi phí sản xuất tại Tổng Công ty thép Việt Nam” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Bùi Quang Tuấn (Năm 2017) “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại.
3. ĐỒ Thị Hồng Hạnh (Năm 2017), Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và Quản lý Đại học Kinh tế Quốc dân: “Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các DN sản xuất Thép, thuộc Tổng công ty Thép
Việt Nam”
4. Lê Thị Minh Huệ (Năm 2016) “Hoàn thiện KTQT chi phí trong các DN mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” Luận án Tiến sĩ Kinh tế Học
Viện Tài chính, Hà Nội
5. Lê Thị Hồng Hà (Năm 2014), Trường Đại học Thương Mại nghiên cứu về “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn”
6. Nguyễn Thị Ngọc (Năm 2016) nghiên cứu về “Ke toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn” Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.
7. Nguyễn Thị Liên (Năm 2017) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Tuấn Minh” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lao Động - Xã Hội
8. Nguyễn Ánh Hồng (Năm 2015), Học viện Tài chính nghiên cứu về “Kế toán chi phí và giá thành tại công ty TNHH Sakurai Việt Nam”
9. Phạm Thị Thu Nga (Năm 2018) nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ thống kế
toán quàn trị tại Công ty cổ phần thương mại Cơ Điện Tân Phú” Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Quôc hội Luật 88/QH13 (2015), Luật Kê toán
11. Trần Thế Nữ (Năm 2013) “Xây dựng mô hình KTQT chi phí trong các
DN thương mại quy mô vừa và nhở ở Việt Nam” Luận án Tiến Sĩ Kinh Doanh và Quản Lý Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
12. Văn Thị Thái Thu (Năm 2014) viết về “Ke toán quản trị chi phí: Những góc nhìn thực tiễn”. Tạp chí tài chính, số 12
B. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIÉNG ANH
1. Kip R Krumwiede (2009), Reward and realities of German Cost Accounting, Strategic Finance, Apr. Vol. 86.
2. Michốle Pomberg , Hamid Pourjalali, Shirley Daniel & Marinilka Barros Kimbro (2012), Management accounting information systems: a case of a developing country: Vietnam
3. Naughton-Travers, Joseph p. (2009), Activity-Based Costing: The new management tool, Behavioral health Management
4. Jonas Gerdin - Accounting, Organizations and Society 30 -2 (2005) Management accounting system design in manufacturingdepartments: an empirical investigation usinga multiple contingencies approach
c. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN WEBSITE
1. http://apt.edu.vn/apt-tin-tuc/xay-dung-mo-hinh-ke-toan-quan-tri-chi-phi- trong-doanh-nghiep-khoi-nghiep/ 2. https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/nghien-cuu-ve-ke-toan- quan-tri-chi-phi-trong-cac-doanh-nghiep/ 3. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ke-toan-quan-tri-chi-phi- trong-doanh-nghiep-viet-nam-hien-nay-305153.html 102