2.2.1. Phương pháp định tính bằng phỏng vấn sâu
Đe thực hiện nghiên cứu, ngoài phương pháp định tính bằng điều tra xã hội học, tác giả còn tiến hành phỏng vấn sâu. Với phương pháp này, tác giả
tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, khách hàng, nhà cung cấp là những
người có hiếu biết và có kiến thức về lĩnh vực xây dựng. Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào vấn đề nghiên cứu về các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Viwaseen3 trong điều kiện kinh doanh hiện nay trên cơ sở các nghiên cứu trước đây. Qua đó tác giả đề xuất các câu hỏi cho các chuyên gia, khách hàng, nhà cung cấp.
Với chuyên gia, tác giả đưa ra các câu hỏi có liên quan như: Tăng trưởng kinh tế quốc gia, chính sách tiền tệ, lãi suất, lạm phát, chính sách của nhà nước đối với ngành xây dựng, môi trường chính trị trong nước; các vấn đề toàn cầu hóa như: Nền kinh tế Việt Nam đã gia nhập WTO, AFTA, sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài... có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của công ty cổ phần Viwaseen3 hay không?
Đối với khách hàng, tác giả đưa ra câu hòi phỏng vấn như sau: Yeu tố
nào tác động đến nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty?
Đối với nhà cung cấp, tác giả đưa ra câu hỏi phỏng vấn như sau: Khi công ty muốn lựa chọn nhà cung cấp để họp tác thì nhà cung cấp đáp ứng được những yêu cầu, nhu cầu gì của công ty?
Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, tác giả đưa ra câu hỏi phỏng vấn như sau: Khi trên thị trường có nhiều nhà cung cấp cùng một mặt hàng thì những tiêu chí nào quyết định để công ty lựa chọn nhà cung cấp?
2.2.2. Phương pháp định tinh băng điêu tra xã hội học
Trên cơ sở nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và phỏng vấn sâu với
chuyên gia, khách hàng, nhà cung cấp, nhà quản lý doanh nghiệp, tác giả đưa
ra bảng khảo sát đế đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng như là: yếu tố chủ trương, toàn càu hóa, khách hàng, nhà cung cấp.
Đồng thời, tác giả cũng thiết kế bảng khảo sát đánh giá mức độ ảnh hướng của các nhân tố bên trong và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty như là: năng lực lãnh đạo, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, khả năng nguồn vốn, khả năng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, sức
mạnh thương hiệu của công ty.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát chuyên gia, khách
hàng, nhà cung cấp vì đây là những đối tượng có hiếu biết và liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo sát cán bộ nhân viên phòng ban, lãnh đạo quản lý trong công ty. Bới vì họ là những người làm việc trực tiếp tại công ty nên sẽ biết được
những chủ trương, chiến lược chung để phát triển công ty.