Viwasen3
4.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nãng lực tài chính
Đe nâng cao năng lực tài chính của công ty Viwaseen3 trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển giai đoạn 2015- 2025, VIWASEEN3 cần tiếp tục phát huy các thế mạnh về năng lực tài chính. Ngoài ra VIWASEEN3 cần tiếp
tục tăng cường các biện pháp:
- Nguồn vốn giai đoạn 2015 - 2025 cần được cân đối chủ yếu từ nguồn
vốn tái đầu tư của VIWASEEN3 và được huy động từ nguồn vốn tín dụng.
- Công ty cần lập kế hoạch trong 5 năm tới sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận trên 74
5%, tăng hệ sô vôn chủ sớ hữu lên khoảng 30% và tăng tỷ trọng vôn cô định trong tổng tài sản lên 50%. Nếu có hệ số vốn chủ sở hữu cao sẽ dễ chiếm được sự tin tưởng của các chủ đầu tư và các tố chức tín dụng. Xây dựng là lĩnh vực hoạt động sử dụng những máy móc thiết bị có giá trị lớn, tỷ trọng
vốn cố định trong tống tài sản thường cao. Vì vậy tăng tỷ trọng vốn cố định vừa cho phép thực hiện những nhiệm vụ sản xuất có yêu cầu kỳ thuật cao, vừa
tăng được năng lực sản xuất để hấp dẫn chủ đầu tư.
- Tãng cường công tác thu hồi vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, giảm số dư nợ ngân hàng, giảm lãi vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Duy trình thường xuyên mối quan hệ với các ngân hàng truyền thống, đảm bảo nguồn
vốn vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.
- Giảm chi phí là một giải pháp thiết thực và có tác dụng lâu dài. cần rà soát lại, xem xét cắt giảm các loại chi phí không cần thiết hoặc không mang
lại hiệu quả thiết thực. Trước hết đó là giảm chi phí nhờ tận dụng kinh nghiệm
của người lao động để tăng năng suất, tăng chất lượng, giảm thiểu sai sót
trong sản xuất và thi công. Muốn vậy, cần bố trí những người có kinh nghiệm, tay nghề cao với những lao động mới để có thể kèm cặp, phổ biến truyền kinh
nghiệm trong quá trình sản xuất và thi công. Phòng kế hoạch kỳ thuật đẩy
mạnh nghiên cứu cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình công nghệ, phối hợp với quá trình hiện đại máy móc thiết bị đế giảm hao phí nguyên liệu.
- Làm tốt công tác quản lý vật tư, hàng hóa cả về hiện vật và giá trị. Trong các công trình thi công lượng vật tư sử dụng rất nhiều cả về số lượng
và chủng loại, địa điếm thi công phân tán, mặt bằng rất rộng. Nhất là hiện nay
lực lượng cán bộ chủ chốt của công ty tại công trường khá ít, phải thuê nhiều lao động thời tại địa phương vụ. Ý thức, trách nhiệm của họ trong việc sử dụng và bảo quản vật tư chưa cao dẫn đến tình trạng thất thoát vật tư ngày
càng nhiêu. Do đó cân phải có biện pháp quản lý chặt chẽ đê giảm hao hụt mất mát, tránh gây lãng phí cho công ty. Thực hiện tốt các biện pháp giảm chi phi mới có thể hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu, gia tăng
lợi nhuận của công ty.
- Các khoản phải thu, phải trả của công ty rất lớn, vì vậy cần quản lý
công nợ tốt hơn. Do đặc thù linh vực lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công
ty, chủ đầu tư thường thành toán theo từng giai đoạn của công trình. Ban đầu thường chỉ được ứng 10-15% giá trị hợp đồng nhưng đôi khi do các thủ tục
giải ngân phức tạp, công ty vẫn phải ứng trước để đảm bảo tiến độ thi công công trình. Ngay cả khi hồ sơ quyết toán đã được phê duyệt, các đợt thanh
toán thường giãi ngân chậm, việc thu hồi nốt số nợ từ chủ đầu tư vẫn mất rất nhiều thời gian. Công ty thường bị đọng vốn ở các khoán phải thu trong khi khi nợ ngân hàng vẫn phải trả lãi dẫn đến lợi nhuận cùa công ty bị giảm. Do
đó, phòng tài chính kế toán cần phối họp chặt chẽ với phòng kế hoạch kỳ
thuật để theo sát tiến độ thi công, thu hồi công nợ, giảm các nợ đọng phải thu. - Nên sử dụng kết hợp nhiều biện pháp huy động vốn khác nhau, cổ
phần hóa đã tạo thêm một kênh huy động vốn mới với nguồn cung không ahjn chế. Công ty cần tăng cường huy động vốn từ các cổ đông trong và ngoài đơn vị. Huy động vốn bên ngoài vừa thu hút được nguồn đầu tư rộng rãi vừa là động lực thúc đẩy công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn,
thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tài chính kế toán do yêu cầu phải công khai
thông tin tài chính khi huy động vốn.
- Tăng cường quản lý chất lượng báo cáo thống kê, thực hiện phân tích và dự báo thống kê phục vụ công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp; củng cố,
nâng cao năng lực bộ máy quản lý tài chính kế toán để đáp ứng kịp thời yêu
cầu quản lý trong điều kiện đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.
4.2.2. Nhóm giải pháp nhăm nâng cao chãi lượng nguôn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một việc không thể thiếu để
tăng năng lực cạnh tranh của công ty. Trước tiên càn lập kế hoạch chiến lược,
quy hoạch nguồn nhân lực. Dựa vào mục tiêu phát triền lâu dài, yêu cầu thực
tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần dự kiến được nhu cầu sử
dụng lao động ở mồi bộ phận, mỗi đơn vị thành viên trong từng giai đoạn. Từ nhu cầu đó, so sánh với nguồn nhân lực hiện có để xác định số lượng lao động
cần tuyển dụng và cần đào tạo lại.
- Công ty cỏ thể tuyển dụng từ hai nguồn bên trong và bên ngoài tùy
thuộc vào yêu cầu đối với lao động cần tuyển. Tuyển dụng bên trong là công ty lựa chọn trong số những lao động hiện có. Những người có năng lực mà
chưa được sử dụng đúng khả năng, sở trường của họ thì đặt họ vào vị trí làm
việc mới đế khai thác các tiềm năng đó. Phương pháp này có thuận lợi là những lao động này đã quen với điều kiện làm việc, đặc điểm sản xuất kinh doanh, các nội quy, quy định của công ty nên sẽ thuận lợi hơn khi bắt tay vào công việc mới
mà không cần tốn thời gian đề thích nghi môi trường làm việc mới. Tuyển dụng
bên ngoài là phương pháp giúp công ty có nhiều cơ hội lựa chọn lực lượng lao động đa dạng, nhiều trình độ khác nhau. Họ có thể mang đến cho công ty một phương pháp làm việc mới hơn, hiện đại hơn. Có thể tuyển dụng tại các trường
dạy nghề uy tín mới ra trường. Họ lực lượng lao động trẻ, mặc dù ít kinh nghiệm
nhung bù lại có kiến thức mới, cỏ sự hăng hái mạnh dạn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ hoặc đi công tác tại các công trường ở xa.
- Công ty cần quan tâm đến vấn đề đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên giúp họ dễ dàng hòa nhập vào
guồng máy của công ty hơn. Nhất là cần quan tâm nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nếu họ có tay nghề vững
vàng, ý thức trách nhiệm cao trong công việc thì công ty có thê không cân
tăng cường kiểm tra giám sát họ để giảm chí phí gián tiếp mà vẫn đam lại
hiệu quả mong muốn.
- Xây dựng một đội ngũ quản lý giỏi, có kinh nghiệm, kiến thức tổng họp để điều hành, có thể đưa ra các quyết định sáng suốt linh hoạt với mọi
biến động của thị trường.
- Sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có phù
họp với trình độ khả năng của họ. Đa dạng hóa các kỹ năng, đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi càn có sự điều động nội bộ, sẽ giảm được chi phí tuyển dụng và điều chuyển công tác.
- Xây dựng cơ chế trả lương thích hợp, có chế độ đãi ngộ tương xứng
với khả năng đóng góp của người lao động. Tiền lương có vai trò rất mạnh
mẽ, ngoài việc đảm bảo ổn định đời sống của người lao động, mức lương được hưởng còn cho thấy vai trò, vị trí, đóng góp của người lao động trong
đơn vị. Đó là nguồn khích lệ quan trọng tạo động lực cho họ làm việc tốt hơn,
hăng say hơn, gắn bó hơn với công ty.
- Tạo bầu không khí làm việc sôi nổi, nhiệt tình, họp tác, đoàn kết,
khuyến khích cải tiến phương pháp lao động, phát huy sáng kiến, nâng cao năng suất lao động, nâng cao tinh thần tự giác tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
4.2.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia
tăng năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường, Viwaseen3 cần chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc. Cụ thể biện pháp thực hiện như sau:
- Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư, đẩy mạnh quyền tự chú
trong hoạt động đâu tư của đơn vị đi liên với tăng cường kiêm tra, giám sát
đầu tư.
- Đầu tư các trang thiết bị máy móc mới, hiện đại, đồng bộ. Các trang
thiết bị đồng bộ sẽ đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị - công nghệ với phương
pháp sản xuất; giữa chất lượng và độ phức tạp của sản phẩm do chính công
nghệ đó sản xuất ra. Nâng cao được tính hiệu quả đến quá trình sản xuất kinh
doanh và phát huy tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có.
- Động viên, khuyến khích người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần
để họ học hởi, tìm tòi, sáng tạo đưa ra những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng
cường bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị để có thể sử dụng máy móc thiết
bị được lâu dài.
- Đảm bảo điều kiện cho cán bộ khoa học chuyên tâm vào việc nghiên cứu để đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ cho sản xuất, tạo sự gắn kết giữa
khoa học và đào tạo đối với quá trinh sản xuất kinh doanh.
4.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện năng lực cạnh tranh cùa công ty cổ phần Viwaseen3
4.3.1. về phía Nhà nước
- Cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống pháp luật
đồng bộ, ổn định lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Hệ thống văn
bản quản lý của Nhà nước liên quan đến hoạt động ngành xây dựng cần được ban hành nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ. Các văn bản luật cần chi tiết, bao trùm được các nội dung hướng dẫn tránh phải ban hành các nghị định, thông
tư hướng dẫn kèm theo;
- Tiếp tục cải cách hành chính để giảm thiểu các khâu trung gian trong quá trình tổ chức hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tài chính của Công ty Viwaseen3
với Nhà nước, đặc biệt là minh bạch, công khai các thủ tục hành chính.
- Cân quan tâm mở rộng và tăng năng lực hoạt động cho các trường dạy
nghề để họ cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Có cơ chế động
viên các trường đại học tích cực đào tạo các kỹ sư giỏi về quản lý và chỉ đạo
các công trình lớn, các dự án quan trọng.
. r í r r 2
- Nhà nước nên cải cách hệ thông thuê đê giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và đảm bảo tính minh bạch của hệ thống thuế.
- Nhà nước cần có các chính sách giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đê vướng măc vê vôn. Các doanh nghiệp được quyên huy động vôn dưới
nhiều hình thức như gọi vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, phát hành trái phiếu. Các chính sách của Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn vốn trực tiếp, gián tiếp và
các nguồn khác.
4.3.2. về phía công ty
- Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, công ty càng cần xây dựng cho mình
năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững để đi trước so với đối thủ cạnh tranh.
- Tăng cường kiểm soát, khai thác các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Đê nghị với cơ quan Nhà nước nhăm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực và mở rộng thị trường tiêu thụ cho công ty.
- Xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Công ty sớm triến khai tổ chức thực hiện các giải pháp về đào tạo
y >
nguôn lực, giải pháp vê quản trị và nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý.
_ z
- Tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, đoàn kêt giúp đỡ lân nhau trong công việc.
KẼT LUẬN
Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh đều có vị trí nhất định của nó. Vì vậy nếu một doanh nghiệp mà không có năng lực cạnh tranh
hoặc năng lực cạnh tranh yếu thì sẽ không thề tồn tại được. Việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài trong
suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh là cơ sở đảm bảo
cho việc duy trì sức mạnh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác có
cùng ngành nghề kinh doanh và là nền tảng vững chắc để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp (thị phần, lợi nhuận, khách hàng...). Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cùa chính mình.
Luận văn đã hệ thống hoá, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản về thị trường xây dựng nói chung, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp xây dựng nói riêng.
Tác giả hy vọng rằng, với những kết quả đã đạt được của luận văn sẽ đóng góp một phần nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty xây
dựng nói chung và Công ty cổ phần VIWASEEN3 nói riêng.
Dù có rất nhiều cố gắng nhưng với sự hạn chế nhất định về thời gian và kiến thức, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi các thiếu sót. Trên tinh thần cầu
thị và học hỏi, tác giả mong nhận được những đánh giá khách quan của Quý
thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới cô giáo hướng dẫn - TS. Lưu Thị Minh Ngọc; cảm ơn các thầy cô trường Đại học Kinh tế,
Viện Quản trị kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội; cảm ơn các cán bộ,
nhân viên của Công ty cổ phần VIWASEEN3; xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIÊNG VIỆT
1. Chu Văn Cấp, 2003. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: NXB Chính trị QG.
1. Dương Ngọc Dũng, 2009. Chiến lược cạnh tranh theo lỷ thuyết Michael E.Porter. Hồ Chí Minh: NXB Tổng họp.
2. Bùi Gia Hoan, 2016. Nãng cao năng lực cạnh tranh trong đẩu thầu xây lắp tại công ty cô phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí. Luận văn thạc
sĩ, Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
3. Phạm Thúy Hồng, 2007. Chiến lược cạnh tranh các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
4. Vũ Trọng Lâm, 2006. Năng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
5. Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kỉnh tế quốc tế. Hà Nội :