Các giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP AnGiang

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang pptx (Trang 41 - 42)

năm 2008-2012

Căn cứ vào triển vọng của thị trường, từ đó có thể đề ra mục tiêu cho công ty LTTP An Giang như sau:

 Mục tiêu cụ thể

- Sản xuất ra sản phẩm chất lượng được đóng gói với giá cả hợp lý nhằm chiếm khoảng 30% thị phần ở Long Xuyên.

- Mức độ nhận biết của người tiêu dùng Long Xuyên về nhãn hiệu chiếm khoảng 40%.

- Thiết lập hệ thống phân phối dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng như siêu thị, chợ và có hình thức chiêu thị để thu hút người tiêu dùng biết đến và chấp nhận sử dụng sản phẩm mới của công ty.

Sau đây là bảng ước tính sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận khi thâm nhập thị trường Long Xuyên (giai đoạn thử nghiệm sản phẩm).

Bảng 5.1. Ước tính sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận ở thị trường

Long Xuyên năm 2008

Chỉ tiêu Năm 2008 Sản lượng (Tấn/năm) - Gạo trung bình - Gạo cao cấp 1.800 1.440 360

Doanh thu (Triệu đồng) 12.240

Lợi nhuận trước thuế TNDN (Triệu đồng) 490

 Mục tiêu dài hạn

- Đầu tư cho bộ phận nghiên cứu và phát triển hơn nữa để từng bước phát triển sang các thị trường khác như Đồng Tháp, Cần Thơ,… nhưng chọn những nơi thu nhập bình quân đầu người tương đối cao và quan tâm đến yếu tố chất lượng gạo

- Xây dựng vùng nguyên liệu có chất lượng đồng bộ để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm tạo dựng được thương hiệu gạo ở thị trường nội địa (hướng tới mục tiêu chiếm 20% thị phần về tiêu thụ gạo chất lượng cao).

5.2. Các giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty LTTP An Giang LTTP An Giang

Việc phát triển sản phẩm mới phục vụ cho thị trường nội địa nói chung và thị trường Long Xuyên nói riêng là một hướng đi mới của công ty, do đó để có thể đem lại hiệu quả trong tiến trình này công ty cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

5.2.1. Giải pháp về quản trị

Để thực hiện tốt công tác quản trị hỗ trợ cho chiến lược phát triển sản phẩm mới công ty cần tổ chức sắp xếp lại phòng kế hoạch kinh doanh theo đúng vai trò và chức năng, không nên phó thác tất cả các công tác marketing cũng như quá trình nghiên

cứu và phát triển cho phòng này. Song song với việc sắp xếp công ty cần thành lập riêng một số phòng ban như: phòng marketing, phòng nghiên cứu và phát triển trên cơ sở tách những nhân viên có chuyên môn phù hợp từ phòng kế hoạch kinh doanh hay bổ sung thêm một số nhân viên chuyên về lĩnh vực marketing và nghiên cứu phát triển. Sau đây là vai trò và chức năng cụ thể:

Phòng kế hoạch kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý công tác thống kê, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch, bên cạnh còn theo dõi tình hình biến động giá cả thị trường nguyên liệu và hàng hóa hay soạn thảo, ký kết và kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng.

Phòng marketing sẽ đảm trách các công việc như: nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm, thiết lập kênh phân phối, giá cả và hình thức chiêu thị, đồng thời dự báo mức tiêu thụ và diễn biến của thị trường, thu thập những ý kiến, phản ứng của người tiêu dùng về sản phẩm mới của công ty cũng như giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của người tiêu dùng.

Phòng nghiên cứu và phát triển đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm và nghiên cứu ra các sản phẩm mới (về hình thức hay nội dung) nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Hoặc nghiên cứu ra quy trình sản xuất mới nhằm giảm tỷ lệ gạo hao hụt hay giảm thiểu các công đoạn không cần thiết trong quá trình chế biến. Bên cạnh đó, còn xây dựng và theo dõi thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho công ty Lương thực Thực phẩm An Giang pptx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)