Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tạ

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 100)

4.2.1 Lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư, giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản

Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đà xác định

chắn chán khả năng nguồn vốn và theo nguyên tắc sau:

- Chỉ ghi kế hoạch vốn cho các dự án được phê duyệt trước 31 tháng 10 năm trước;

- Ưu tiên trả nợ các khoản vay đến hạn, các dự án đã được phê duyệt quyết

toán, các dự án phòng câp bách, các dự án có khôi lượng hoàn thành và các án chuyển tiếp;

- Đối với dự án quy hoạch, chuẩn bị đầu tư phải có tính khả thi cao và CĐT thống nhất về quy mô và nguồn vốn với co quan quản lý về kế hoạch đầu tư mới

được ghi kế hoạch vốn;

- Gắn kết kế hoạch vốn với quy hoạch xây dựng của tỉnh; việc chỉ đạo thông

báo kế hoạch vốn hàng năm phải đúng quy trình, những dự án không nằm trong quy

hoạch không bố trí vốn đầu tư. Thực hiện được vấn đề này sẽ có tác dụng trong quá

trình đâu tư dự án theo đúng mục tiêu phát triên chung của Tỉnh; tránh hiện tượng

đầu tư theo ỷ đồ cá nhân của một số cán bộ có chức, có quyền, đồng thời còn có tác dụng củng cố, phát triển công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn;

- Không thực hiện việc bố trí kế hoạch vốn ứng trước. Thực tế hàng năm Sở Tài chính vẫn có một lượng vốn bố trí cho những dự án đầu tư không nằm trong kế

hoạch cùa năm đó. Những loại vốn này gọi là ứng trước kế hoạch vốn đầu tư cho những năm sau. vốn ứng trước thực chất do năm kế hoạch đó có tăng thu NSNN,

nên có khả năng tăng chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB nhưng chưa có cơ sở để thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm đó hoặc không thể thực hiện việc cân đối chi XDCB giữa các năm. Việc thông báo kế hoạch ứng trước trong đàu tư gây không ít khó khăn cho công tác QLNN về kế hoạch, không phân định rõ ràng nhiệm vụ thu - chi

ngân sách trong từng năm. Với bất cập như vậy đề nghị quy định không áp dụng cơ

chế thông báo kế hoạch ứng trước;

Cơ chế phân bổ vốn đầu tư XDCB cần bổ sung quy định nguyên tắc phân bổ, bố trí vốn đầu tư XDCB theo tiến độ dự án, công trình và khối lượng thực hiện. Khi phân bố, bố trí dự toán ngân sách đầu tư XDCB hàng năm được giao phải đảm bảo bố trí đủ vốn cho các công trình, dự án này theo dự toán và tiến độ thực hiện, sau đó

mới xem xét bố trí vốn cho các công trình, dự án khởi công mới.

Do đặc thù của hoạt động ĐTXD là thời gian thi công kéo dài, có khối lượng dở dang, chu kỳ đầu tư không trùng với năm ngân sách nên cần bố trí vốn trung và

dài hạn, vì vậy, việc phân bố, bố trí vốn cần thực hiện theo tiến độ dự án. Hiện nay, việc phân bổ, bố trí vốn ĐTXD cho các dự án, công trình do các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện bố trí theo năm ngân sách (kế hoạch năm của dự án chỉ được

thanh toán hết ngày 31/01 của năm sau), chưa đảm bảo vốn theo tiến độ thực hiện dự án do đó dẫn đến tình trạng nhiều công trình, dự án đầu tư XDCB đã được phê duyệt đang thực hiện nhung không được bố trí vốn hoặc bố trí không đảm bảo tiến độ thực hiện làm kéo dài thời gian đầu tư và xây dụng, chậm đưa công trình, dự án

vào hoạt động.

Chỉ đạo tiến hành tổng rà soát, kiểm tra để xác định chính xác các khoản nợ

đọng XDCB, trong đó phân tích rõ số liệu nợ đọng phát sinh do thi công vượt kế

hoạch vôn được giao, thực hiện ngoài kê hoạch nhưng chưa có ngưôn vôn đê thanh toán. Trên co sở đó, căn cứ vào kế hoạch vốn giai đoạn 05 năm và kế hoạch vốn hàng năm để phân bố cho hợp lý, ưu tiên bố trí nguồn để thanh toán dứt điểm đối

với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn vốn để thanh toán.

Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kiên quyết đỉnh, giãn, hoãn tiến độ

đối với các công trình mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không có nguồn vốn bố trí. Hạn chế tối đa việc phê duyệt đầu tư các dự án mới.

Đối với những dự án đã giao kế hoạch vốn nhưng xét thấy không thể thực hiện

được hết toàn bộ hoặc một phần kế hoạch vốn đã giao thì cương quyết cắt hoặc

giảm kế hoạch, để bổ sung vào những dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng

chưa có vốn để thanh toán.

Nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB hàng năm chỉ đáp ứng được một phần nhở so với nhu cầu đầu tư, do vậy nguồn vốn này chịu nhiều áp lực của các yếu tố

phi kinh tế dẫn đến tinh trạng đầu tư dàn trải mang tính bình quân mà chưa xuất phát từ hiệu quả của từng dự án đầu tư cụ thể. Chính vì vậy mà hàng năm vẫn tồn

tại những dự án tiêu không hết vốn, trong khi có các dự án vốn không theo kịp tiến độ khiến cho quá trinh thực hiện, thường là các tháng cuối năm, các Bộ, Ngành, địa

phương phải điều chỉnh vốn từ dự án này sang dự án khác gây khó khăn cho chủ

đầu tư và doanh nghiệp. Cũng chính từ việc thiếu gắn kết giữa các dự án với kế

hoạch hàng năm đã kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh như nợ đọng khối lượng, kéo dài trong thanh toán gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như lãng phí nguồn lực xã hội. Do vậy, việc chuyển dần từ kế hoạch hoá đầu tư hàng năm sang kế hoạch hoá theo tiến độ dự án sẽ đảm bảo hiệu quả đồng vốn và khắc phục tình trạng trên.

4.2,2 Năng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng

Đối với chủ đầu tư

Phải nghiên cứu nắm rõ những quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng công trình nói chung và trong đó có

quản lý chât lượng công trình xây dựng nói riêng. Nâng cao năng lực cho các chủ thể bằng việc mở các 1Ó’P đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các nghiệp vụ liên quan để

các CĐT không thuộc phạm vi lĩnh vực xây dựng hiểu và nắm được những quy trình, tiêu chuẩn trong quá trinh xây dựng trên cơ sở đó thực hiện tốt công việc

được giao.

Trước khi đấu thầu, CĐT phải yêu cầu đơn vị dự kiến đấu thầu gửi hồ sơ năng

lực, CĐT có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ năng lực của đơn vị này có đảm bảo yêu

cầu về năng lực để có thể đáp ứng yêu cầu, tính chất của hồ sơ thiết kế cũng như kỹ

thuật thi công hay không.

Công tác thẩm tra thiết kế, giám sát công tác khảo sát và kết quả khảo sát, các CĐT phải chú trọng và quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ, có hệ thống, không được coi nhẹ. Nguồn vốn phải bảo đảm bố trí theo tiến độ triển khai thi

công công trình.

Đối với Ban quản lỷ dự án ĐTXD

Đe có hiệu quả quản lý đầu tiên và trước nhất Giám đốc dự án phải thường

xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cũng như cọ xát để tăng thêm nhiều kinh nghiệm quản lý thì mới ra được các quyết định chính xác, hợp lý và khách quan

trong quá trình quản lý dự án.

Thực hiện tốt công tác đánh giá năng lực, điều chuyển cán bộ, nhân viên vào vị trí thích hợp nhất, phù hợp với điều kiện năng lực của mỗi cá nhân.

Nghiêm khắc trong công tác tự phê bình và phê bình cá nhân, bộ phận cùa đơn vị. Nghiêm túc nhìn nhận những mặt mạnh, mặt yếu để kịp thời chấn chỉnh mặt yếu,

bồi dường mặt mạnh, phải có những cá nhân tốt mới tạo nên tập thế tốt.

Ngày càng xây dựng tinh thần trách nhiệm cao cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, công việc giao phải cụ thể để mỗi cá nhân, bộ phận có trách nhiệm với công việc

mình được giao tránh trường họp người này ỷ lại vào người kia gây mất hiệu quả công việc.

Tạo điều kiện để cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, các bộ phận trong đơn

vị. Tạo không khí thi đua đế nâng cao hiệu quả công việc cũng như tinh thần của

cán bộ công nhân viên.

Thông nhât, phôi hợp hoạt động giữa các thành viên, bộ phận trong Ban

QLDA: Xây dựng cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cụ thể cho các đơn vị, phòng ban và từng cá nhân, tránh trường hợp chồng chéo về quyền hạn cũng như trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án. Có chế độ giao ban, các cuộc

họp trao đối thông tin cần thiết giữa các lãnh đạo, trưởng phòng đề có sự phối hợp

nhịp nhàng, thống nhất giữa các phòng ban chức năng và các thành viên tham gia

dự án.

Tổ chức các hội thảo, chuyên đề về công tác quản lý chất lượng như quản lý

chất lượng trong công tác khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng trong quá trình thi

công... Các phòng nghiệp vụ của Ban trao đối, thảo luận đề xuất các biện pháp cải

tiến đế nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý dự án. Hàng năm cử cán bộ, chuyên

viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ như Quản lý dự án, giám sát dự án, kỹ sư định giá...

Tồ chức đánh giá các công trình đã hoàn thành đế rút ra nhũng kinh nghiệm trong quản lý chất lượng công trinh cho từng thành viên trong Ban quản lý dự án ĐTXD.

Trong các buổi sinh hoạt Đảng, chính quyền thường xuyên kiểm điểm, nhắc

nhở các cán bộ, chuyên viên của ban rèn luyện ý thức bản thân, trau dồi chuyên

môn, nghiệp vụ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...đề nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý dự án.

Đối với đơn vị tư vấn thiết kế

Không nên quá lạm dụng phần mềm trong tính toán thiết kế, nên xem đó là

công cụ hỗ trợ. Tư vấn thiết kế phải đề bạt người có chuyên môn và kinh nghiệm để

thực hiện thiết kế; làm chú nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế.

Kết quả khảo sát, các tiêu chuẩn được áp dụng phù hợp cho tùng công trình cụ thể với để đáp ứng được yêu cầu từng bước thiết kế.

Khi lập dự án, thiết kể: phải đưa ra được quy mô dự án, thiết kế đưa ra cho được phương án thiết kế khả thi để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện địa chất tại nơi xây dựng công trình của địa bàn.

Đôi với tư vãn giảm sát

Tư vấn giám sát cần phối hợp các đơn vị lẫn nhau để thực hiện những công

việc trong suốt quá trình thực hiện dự án nhằm phục vụ tốt hơn công tác giám sát

chất lượng thi công công trình.

Tư vấn giám sát cần xem xét tình hình thực tế của địa bàn như điều kiện địa hình, địa chất phức tạp mà đưa ra những đề xuất, những giải pháp nhằm mang lại

hiệu quả tối ưu nhất cho CĐT lựa chọn và Tư vấn giám sát phải thực hiện theo đúng

trinh tự, tùng biện pháp và yêu cầu của CĐT đưa ra cũng như bám sát vào hồ sơ

thiết kế được phê duyệt.

Cần huấn luyện về trình độ, kỹ năng giám sát cũng như đạo đức nghề nghiệp cho những người làm công tác giám sát. Cán bộ giám sát công trình, nghiệm thu, xử lý sự cố công trình phải phù hợp với chuyên ngành và năng lực của cá nhân.

Đối với các nhà thầu thi công

Tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ quản lý kỹ thuật, chỉ huy trưởng, đội trưởng về các nội dung về chính sách pháp luật, vàn bản pháp lý

của nhà nước; nắm bắt, chủ động tiếp cận các công nghệ, phương pháp thi công, các

biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thời đại công

nghệ 4.0;

Tùy từng vùng, từng công trình, từng tính chất chuyên môn về công trình độ

phức tạp như thế nào, tùy từng vùng địa lý, thủy triều mà đưa ra giải pháp thi công

cho phù hợp từ đó mà đưa ra hướng xử lý vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa mang lại hiệu quả cho công trình.

Hoàn thiện quy chế quản lý chất lượng và thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm cá nhân trong quản lý chất lượng.

Tăng cường công tác giáo dục bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán

bộ, viên chức, đặc biệt là các cán bộ, viên chức tham gia vào công tác quản lỷ chất

lượng công trình xây dụng.

Công khai thông tin về năng lực của các cá nhân tham gia hoạt động xây dụng. Hồ sơ quản lý thi công nghiệm thu thực hiện phải đồng bộ với tiến độ thi công xây

dựng công trình, việc ghi chép nhật ký công trình phải thê hiện hêt diên biên trong

quá trình thi công công trình.

4.2.3 Năng cao trình độ, phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lỷ dự án đầu tư xây dựng

Cán bộ quản lý là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây

dựng, là yếu tố có tính quyết định. Nãng lực chuyên môn, quản lý của đội ngũ cán

bộ Ban quản lý dự án ĐTXD chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triền trong lĩnh vực đầu

tư xây dựng; không cập nhật kịp thời kiến thức khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, chính vì vậy mà dẫn đến vẫn tồn tại một số hạn chế, nhất là trong công tác lập hồ sơ

mời thầu và trong khâu phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu cũng như các giai đoạn của dự án, dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do vậy cần phải đưa ra giải pháp về quản lý chất lượng nhân sự trong Ban

quản lý dự án từ khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng đến việc phối hợp làm

việc giữa các bộ phận và các hoạt động khác liên quan nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý chất lượng công trình tại địa bàn.

Nâng cao công tác tuyên chọn

Công tác tuyển chọn cán bộ, viên chức tham gia Ban quản lý dự án ĐTXD phải

công tâm, minh bạch, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng. Có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng

Việc nâng cao trình độ, nàng lực về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho cán

bộ, nhân viên là một trong nhũng quan tâm hàng đầu của Ban quản lý dự án ĐTXD. Để giải quyết vấn đề này Ban quản lý dự án ĐTXD thường xuyên tạo điều kiện

thuận lợi cho cán bộ, nhân viên về thời gian cũng như kinh phí đề cán bộ, viên chức

trong đơn vị tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Qua đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức đơn vị ngày càng được nâng lên,

cũng như tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại trong lĩnh vực

xây dựng.

Công tác đào tạo, bôi dưỡng không phải chỉ là vân đê chứng chỉ đê đủ điêu kiện tham gia quản lý giám sát mà để lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đề áp dụng có hiệu quả trong công việc hàng ngày tại Ban quản lý dự án ĐTXD.

Thường xuyên giáo dục, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức đơn vị.

Tăng cường công tác làm việc nhóm và sự phối hợp giữa các bộ phận

Làm việc nhóm nhằm làm cho các hoạt động trao đổi trở nên sôi động hơn, cùng nhau phối hợp giải quyết những vấn đề mà một người hay một bộ phận của

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 100)