Được sử dụng để phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây
dựng tại Ban QLDA ĐTXD huyện cẩm Thuỷ như việc phân bổ vốn, thanh quyết
toán, công tác quản lý việc lập dự án, thẩm định, phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, quản lý giám sát chất lượng xây dựng và tiến độ thi công,...
Trong luận văn này, tác giả tiến hành thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu và
thể hiện tại các biểu đồ, bảng biểu, về thực chất đây là kết quả của phương pháp thống kê mô tả tuy nhiên các biểu đồ, bảng số liệu này tự nó đã cho thấy thực trạng về quản lý các dự án đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN. Phương pháp thống kê mô tả sử dụng chủ yếu tại Chương 3.
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Dự ÁN ĐẰU Tư XÂY dụng
CỦA HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA
__ 2 A - 2 __
3.1. Tông quan vê các dự án đâu tư xây dựng trên địa bàn huyện Câm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá
3.1.1. Khái quát vê huyện Cãm Thủy, tỉnh Thanh Hoá
3.1.1. 1 Vị trí địa lỷ HUYẸN BÁ THƯỬC CH HA NỌl (X QUAN HOA /c xA CAM LLrơNQ XA UM GlAhK. HUYEN THACH THANH XA . CAM chau HUYẸN NGỌC LAC OI VINH HUYỆN YẾN DINH DI TP THANH HOA HUYẸN VlNH íợc
Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Cãm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây - Bắc của tỉnh
Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa khoảng 75km về phía Tây. Diện tích 424,5
Km2, phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc; phía Bắc giáp huyện Thạch Thành; phía Tây
giáp huyện Bá Thước; phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc và Yên Định.
Chạy qua huyện có quốc lộ 217 dài 38km theo hướng đồng tây đi từ giáp huyện Vĩnh Lộc lên huyện Bá Thước và đường Hồ Chí Minh dài 18km là tuyến đường
giao thông chiên lược và là mạch máu giao thông quan trọng của đât nước nôi liên 2
miền Nam Bắc. Mặt khác lại có sông Mã chảy dọc theo huyện, với hệ thống giao
thông thủy - bộ thuận lọi nối liền cẩm Thủy với các khu đô thị quan trọng của tỉnh:
Lam Sơn - Sao Vàng - Bỉm Sơn - Thạch Thành, đô thị Thành phố Thanh Hóa -
Sầm Sơn với các miền trong tỉnh và các nước là điều kiện thúc đẩy kinh tế cẩm
Thủy phát triển.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Căm Thuỷ * Quy tnô và tăng trưởng kỉnh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối ổn định, giai đoạn 2015 - 2020
là trên 14,4%. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,4%; năm 2016 - 2018 là
14,45%; năm 2019 là 15,64% và năm 2020 là 15%. Cơ cấu kinh tế tập trung chủ yếu vào các ngành Nông lâm thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Giá trị
sản xuất năm 2020 trên địa bàn đạt 10.200 tỷ đồng (gấp 2 lần so với năm 2015 là 4.600 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế đến năm 2020, công nghiệp - xây dựng 36,6%; thương mại - dịch vụ 42,67%; nông lâm thủy sản 20,73%. GDP bình quân đầu
người đạt 38,3 triệu đồng/người vào năm 2020, gấp 1,78 lần so với năm 2015.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2015 - 2020
ĩ:---■--- :---:’ :---:--- :: 7 ST T Các chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 -2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Tốc đô tăng trưởng
(%) 14,4 14,45 15,64 15
2 Cơ cấu kinh tế (%)
— Nông lâm thủy sản 31,67 26,15 20,77 20,73
— Công nghiệp - Xây dụng 30,45 34,46 36,58 36,6
- Dich♦ •vu 37,8 39,39 42,65 42,67
3 Thu nhập bình quân
(tr.đồng/người) 21,5 33 34 38,3
(Nguôn: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Câm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đẻn năm 2030) Ghi chủ: Năm 2016-2018 là số liệu trung bình theo báo cáo thống kê của Huyện.
Q đâu người (triệu đòng) Đứng thử 3 sau Thạch Thành vã Ngọc Lặc
So sánh TN
Hình 3.2. So sánh thu nhập bình quân đâu người vói cắc huyện lân cận năm 2020
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; xây dựng nông thôn mới và xảy dựng xã an toàn thực phâm được chủ trọng:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 đạt 2,39%; giá trị sản xuất năm 2020 đạt 2.050,6 tỷ đồng tăng 46,3% so với năm 2015. Sản lượng lương thực
bình quân hằng năm đạt 60.174 tấn. Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản năm 2020 đạt 80 triệu đồng. Chăn nuôi được khuyến khích phát triền theo hướng liên kết, trang trại, gia trại, bảo đảm an toàn sinh học và vệ sinh
môi trường. Nuôi trồng thúy sản được chú trọng, diện tích đạt 347,96 ha; sản lượng
khai thác bình quân đạt 468,6 tấn/năm. Diện tích trồng rừng tập trung 5 năm đạt
3.895 ha; tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 43%. Chương trình xây dựng nông thôn được chú trọng, đã có 6 xã và 64 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 03 thôn đạt nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân toàn huyện đạt 16,3 tiêu chí. Đã có 17/17 xã, thị trấn
được công nhận xã an toàn thực phẩm, các tiêu chí về xã an toàn thực phẩm tiếp tục
được duy tri và giữ vững.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được chú trọng phát triển dựa trên lợi thế của huyện; công tác quy hoạch, xảy dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị được quan tâm chỉ đạo đạt kết quả tích cực:
Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2016-2020 đạt
21,03%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2020 đạt 3.882 tỷ đồng vượt
23% kê hoạch và gâp 1,7 lân so với năm 2015. Sản xuât công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển; nàm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.476 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2015.
Công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch được quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo và triến khai tố chức thực hiện theo đúng chỉ đạo của tỉnh, bảo đảm công khai, dân chủ và đúng pháp luật.
Năm 2020 giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 2.406,80 tỷ đồng, vượt 40,3% kế
hoạch và gấp 1,7 lần so với năm 2015. Có 16/17 đơn vị hành chính được đầu tư xây
dựng công sở và trung tâm văn hóa; các công trình trường học, bệnh viện, trạm y tế
được chỉnh trang. Đầu tư cứng hóa được 358,6 km đường giao thông nông thôn giá
trị trên 193,7 tỷ đồng. Tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 70%. Tỷ lệ nhà ở
kiên cố đến năm 2020 đạt 56%.
Dịch vụ, thương mại phát triển cả về quỵ mô, loại hình và chất lượng:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 16,9%; giá trị sản xuất năm 2020 đạt 4.310 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2015. Dịch vụ tín dụng phát triển, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng
chính sách xã hội ngày càng phát huy hiệu quả. Dịch vụ vận tải đáp ứng tốt nhu cầu
vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, số phương tiện vận tải tăng nhanh. Dịch vụ
bưu chính, viễn thông ngày càng mở rộng vùng phục vụ, chất lượng được nâng cao.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2020 đạt 9,0 triệu USD, vượt mục tiêu Nghị quyết
số 06-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII. Chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác 07 chợ hạng III.
Hoạt động du lịch tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng. Giá trị sản xuất ngành du lịch đạt 30 tỷ đồng.
Công tác quản lỷ, điểu hành ngân sách được thực hiện tốt, thu ngân sách hằng năm luôn vượt dự toán tỉnh giao:
Công tác thu, chi ngân sách được quan tâm lãnh đạo. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 đạt 642,2 tỷ đồng; trong đó thu thường xuyên 285,9 tỷ đồng; tiền sử dụng đất 339,4 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng thu hằng năm so
với dụ toán tinh giao (không tính tiên sừ dụng đât) đạt 33,2%. Điêu hành chi ngân
sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả theo đúng dự toán và quy định của Nhà nước, cơ
bản đáp ứng các nhiệm vụ. Tồng chi ngân sách huyện giai đoạn 2016-2020 đạt
3.153,7 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 960 tỷ đồng.
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường được quan tâm chỉ đạo thực hiện từng hước đì vào nền nếp:
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện kịp thời. Công
tác hướng dẫn và thực hiện cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện tốt; giai đoạn 2016-2020 đã cấp được 55.865 giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Tài nguyên, khoáng sản được táng cường quản lý. Công tác giải phóng
mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện chặt chẽ. Các giải pháp bảo vệ
môi trường được quan tâm. Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 90%, tăng 5,0% so với kể hoạch. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 96%, đạt mục tiêu nghị quyết. Chủ động các phương án phòng chống thiên tai, tìm
kiếm cứu nạn, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
* Tiềm năng du lịch và nhân vãn
Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ song huyện cẩm Thủy có tài nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải phía Tây cùa dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc
Phương nối liền hàng trăm quả đồi bát úp màu xanh với nhừng rừng cây và các
thung lũng tự nhiên, những hồ nước bao quanh, sông Mã có tiềm năng lớn cho phát
triền du lịch sinh thái và nghỉ dường. Từ huyện cẩm Thúy có thể đi đến nhiều địa
điểm du lịch, nhiều danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa... có khả
năng thu hút khách quốc tế và nội địa.
Trên địa bàn huyện cẩm Thủy có mật độ danh thắng di tích khá dày, bao gồm 12 di tích cấp tỉnh: 04 thắng cảnh (Động Cửa Hà, Suối cá thần Cẩm Lương, Chùa Rồng, Đền- Chùa Vọng); 06 di tích lịch sử (Chùa Diệu Sơn, Động Chùa Mồng, Đền Cùng, Đinh làng Muốt, Ben Cửa Hà, Chùa Ngọc Châu); 02 kiến trúc (Đinh làng
Tường Yên, Đình làng Én).
Khách du lịch giai đoạn 2015-2020
Hình 3.3. Sô lượng khách du lịch đên Câm Thủy giai đoạn 2015 - 2020
Hàng năm, huyện cẩm Thủy còn có các lễ hội như: lễ hội Khai Hạ suối cá thần
tại làng Mường truyền thống (Lương Ngọc, cẩm Lương); lễ hội làm vía - kéo si;... Tuyến du lịch trong huyện: Cửa Hà - suối cá thần cẩm Lương - làng Dùng - chùa Rồng - chùa Chặng. Tuyến du lịch của tỉnh: sầm Sơn - Thành Nhà Hồ - suối
cá thần Cẩm Lương - Lam Kinh.
Du lịch là thể mạnh của huyện, tuy nhiên chưa khai thác được hết tiềm năng về
phát triển du lịch.
* Đầu tư và phát triển
Trong những năm gần đây, tình hình thực hiện đầu tư xây dụng trên địa bàn huyện có chiều hướng tăng dần. Đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện chủ yếu vào xây dụng kết cấu hạ tầng như: đường giao thông, công trình thủy lợi, mặt bằng
khu công nghiệp, điện nông thôn, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và trụ sở hành
chính, các công trình văn hóa, trường học..., việc đầu tư xây dụng kết cấu hạ tầng
đã đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và
ngoài nước đóng góp cho giá trị sản xuất của huyện.
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, thu hút vốn đầu tư phát triển đạt
kết quả khá; công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm; năng lực hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chuyến biến tiến bộ.
Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8.160 tỳ đồng. Triển khai
có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút các doanh nghiệp đầu tư với
tổng số vốn đăng ký trên 2.350 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020 có 57 dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh xin chấp thuận chủ trương đầu tư trên
địa bàn huyện; UBND tỉnh, UBND huyện đã đồng ý chấp thuận 40 dự án.
3,1.2 Tông quan vê các dự án đãu tư xây dụng trên địa bàn huyện
Đầu tư công trong đó đầu tư xây dụng kết cấu hạ tầng được huyện xác định là
nhiệm vụ quan trọng để tạo môi trường, phát triển kinh tế - xã hội và đẩy nhanh quá
trình đô thị hóa, tiến tới cải thiện và nâng cao đời sống cùa nhân dân.
Những năm vừa qua được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Thanh Hoá, huyện Cẩm Thuỷ dành nhiều nguồn lực cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhằm
kiến thiết, nâng cấp, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng hiện có của huyện, tạo động lực phát
triển kinh tế - xã hội cùa địa phương. Công trình xây dựng trên địa bàn huyện cẩm
Thuỷ đã ngày càng được chú trọng và phát huy hiệu quả vốn đầu tư nhất là đầu tư cho các công trinh giao thông, hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi, trường lớp học...
Tổng số dự án, vốn đầu tư giai đoạn 2018 - 2020: Tổng số dự án đầu tư giai
đoạn này là 332 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 730 tỷ đồng.
Bảng 3.2. Tổng số dự án, vốn đầu tư giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm SỐ dư• án Tổng vốn đầu tư
2018 85 184,70
2019 128 276,20
2020 119 269,10
X r X F
(Nguôn: Phòng Tài chính - Kê hoạch, Danh mục công trình đâu tư sử dụng vỏn nhà nước trên địa bàn huyện hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 2018 - 2020)
Trong đó, số lượng dự án phân theo ngành, lĩnh vực như sau:
Bảng 3.3. Các dự án phân theo ngành, lĩnh vực Đơn vị: Dự án Năm Tông r SÔ dư án Các lĩnh vưc•
Thuỷ lợi Giao thông Công trình công cộng Hạ tầng kỹ thuât♦ 2018 85 15 30 15 25 2019 128 21 42 27 38 2020 119 22 39 23 35 \--- --- ---7--- --- --- Ã--- --- 7