Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện cẩm Thuỷ đến năm 2025

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 96)

* Mục tiêu chung:

Phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiêp và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp, nhằm từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức

sống của nhân dân trong huyện so với bình quân cả tỉnh. Tập trung khai thác tiềm

năng, lợi thế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lý nguồn nhân

lực, tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội và bảo vệ

môi trường; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh; xây dựng huyện cẩm Thủy phát triển vững mạnh toàn diện.

* Mục tiêu cụ thể:

về kinh tế

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 13,0% trở lên, trong đó:

+ Nông lâm thủy sản: 4,48%;

+ Công nghiệp xây dựng: 13,5%; + Dịch vụ: 14,92%.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2025: 70 triệu đồng.

- Tổng sản lượng lương thực bình quân hằng năm giừ ở mức 52.600 tấn.

- Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao năm 2025: 1.580 ha.

- Giá trị sản phấm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2025:

85 triệu đồng.

- Tông huy động vôn đâu tư phát triên giai đoạn 2021-2025: 10.000 tỷ đông trở lên. - Tỷ lệ tăng thu ngân sách hằng năm so với dự toán tỉnh giao: 12%.

- Tổng số doanh nghiệp mới được thành lập giai đoạn 2021-2025: 250 doanh nghiệp;

- Tỷ lệ số xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025: 100%. + Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 50% (08 xã).

+ Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thồn mới kiểu mẫu: 6,2% (01 xã).

+ Tỷ lệ thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: 18,4% (19 thôn).

- Tỷ lệ đô thị hóa năm 2025: 19%.

- Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn (không tính quốc lộ và tỉnh lộ) được cứng

hóa năm 2025: 85%.

về văn hoá - xã hội

- Tốc độ tăng dân số bình quân hằng năm dưới 1,0%.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động đến năm 2025: 35%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025: 70%.

- Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm năm 2025: 100%. (trong đó

số xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao 12%).

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2025: 98,3%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2025 dưới 13%.

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên tổng dân số năm 2025: 93%. - Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn năm 2025: 70%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm: 2,3% (theo chuấn nghèo giai đoạn

2021-2025).

- Tỷ lệ xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chú

tịch Hồ Chí Minh năm 2025: 20%.

về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rùng năm 2025: 43,2%.

- Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh năm 2025: 97%; trong đó dân

số nông thôn được dùng nước sạch: 65%.

- Tỷ lệ chât thải răn sinh hoạt được thu gom, xử lý năm 2025: 80% về an ninh trật tự• •

- Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự năm 2025: 85%.

4.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cẩm Thuỷ trong giai đoạn 2021 - 2025

Định hướng phát triển đến năm 2025 của ƯBND huyện cẩm Thủy gắn với các

mục tiêu nhiệm vụ nhằm thực hiện thắng lợi Chương trinh của Ban Chấp hành

Đảng bộ huyện thực hiện Nghị quyết 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và

phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những nội dung cụ thể như sau:

* Xây dựng huyện Câm Thuỷ đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới

Giai đoạn 2021 - 2025: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 13% trở lên; thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng. Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2025: nông - lâm - thúy sản chiếm 14,28%, công nghiệp

- xây dựng chiếm 40,25%, dịch vụ chiếm 45,47%; tổng huy động vốn đầu tư phát

triển toàn xã hội là 10.000 tỷ đồng; tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm so

với dự toán giao đạt 12% trở lên. Tỷ lệ đô thị hóa đến nàm 2025 đạt 19% trở lến;

giá trị xuất khẩu đạt bình quân 7 triệu USD/năm.

* Phảt triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc hiệt là hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nổi các vùng trong huyện và các trung tâm kỉnh tế động lực của tỉnh

Tập trung ưu tiên nguồn vốn đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm kết nối

đồng bộ với mạng lưới giao thông của tỉnh như: tuyển đường Đường đô thị nối từ

tuyến đường QL 217 cũ tới tuyến đường tránh Đông Tây QL 217 mới và đề xuất đầu tư xây dựng cầu cứng cẩm Vân, cầu cẩm Thủy 2 và các tuyến đường: Đường từ ỌL 217 xã Cẩm Vân đi xã cẩm Long (Các tuyến nhanh còn lại); Cải tạo, nâng

cấp đường tỉnh lộ cẩm Tú - cẩm Giang, cẩm Lương; Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ Cẩm Tú - Cẩm Giang, cẩm Lương; Đường tránh lũ liên xã cẩm Vân, huyện cẩm Thủy đi xã Quý Lộc, huyện Yên Định,... đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến

đường giao thông nông thôn hiện có đạt tiêu chuân đường đô thị, đáp ứng tiêu chí huyện nông thôn mới.

* Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kỉnh tế - xã hội trên cơ sở đột phá về cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kỉnh doanh

Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trên phần mềm quản lý vàn

bản, hồ sơ công việc của UBND Cấp huyện là 100%, cấp xã là 80%; tỷ lệ giải quyết

trực tuyến mức độ 3 đạt trên 80%; mức độ 4 trên 60%. 100% thủ tục hành chính hàng năm thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện, xã, thị trấn được công bố, công khai đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

* Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đấy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; nãng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhản dân

Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; giữ vững và phát huy thành tích giáo dục mũi nhọn; phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, xà hội hóa; xây dựng Trường Trung học cơ sở thị trấn Phong Sơn thành trường trọng điểm

chất lượng cao; phấn đấu đến năm 2025: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 98,3%, trong đó 18,18% số trường đạt chuẩn mức độ 2.

* Ket hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phảt triển vãn hóa, từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và công tác tôn giáo trên địa bàn huyện

Tập trung chỉ đạo xây dựng gia đình, thôn, phố, cơ quan, đơn vị văn hoá, phấn đấu đến năm 2025 đạt 85% gia đình văn hóa, 80% thôn, phố văn hóa, 90% cơ quan đơn vị văn hóa. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính

sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo để giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm từ 2,3% trở lên theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 93%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tống lao động là 35%; 100% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp.

* Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với hiến đôi khí hậu

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường; đến năm 2025: tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97%; tỷ lệ chất thải

rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đạt 80%; hoàn thiện hệ thống xử lý

nước thải và rác thải theo chuấn quốc gia; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

* Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chỉnh trị, trật tự an toàn xã hội, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội

Tàng cường cồng tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; chủ động phòng

ngừa các loại tội phạm; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, an toàn và lành mạnh để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt trên 85% năm.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựngtại huyện cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa tại huyện cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

4.2.1 Lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư, giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản

Đối với kế hoạch đầu tư hàng năm, chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đà xác định

chắn chán khả năng nguồn vốn và theo nguyên tắc sau:

- Chỉ ghi kế hoạch vốn cho các dự án được phê duyệt trước 31 tháng 10 năm trước;

- Ưu tiên trả nợ các khoản vay đến hạn, các dự án đã được phê duyệt quyết

toán, các dự án phòng câp bách, các dự án có khôi lượng hoàn thành và các án chuyển tiếp;

- Đối với dự án quy hoạch, chuẩn bị đầu tư phải có tính khả thi cao và CĐT thống nhất về quy mô và nguồn vốn với co quan quản lý về kế hoạch đầu tư mới

được ghi kế hoạch vốn;

- Gắn kết kế hoạch vốn với quy hoạch xây dựng của tỉnh; việc chỉ đạo thông

báo kế hoạch vốn hàng năm phải đúng quy trình, những dự án không nằm trong quy

hoạch không bố trí vốn đầu tư. Thực hiện được vấn đề này sẽ có tác dụng trong quá

trình đâu tư dự án theo đúng mục tiêu phát triên chung của Tỉnh; tránh hiện tượng

đầu tư theo ỷ đồ cá nhân của một số cán bộ có chức, có quyền, đồng thời còn có tác dụng củng cố, phát triển công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn;

- Không thực hiện việc bố trí kế hoạch vốn ứng trước. Thực tế hàng năm Sở Tài chính vẫn có một lượng vốn bố trí cho những dự án đầu tư không nằm trong kế

hoạch cùa năm đó. Những loại vốn này gọi là ứng trước kế hoạch vốn đầu tư cho những năm sau. vốn ứng trước thực chất do năm kế hoạch đó có tăng thu NSNN,

nên có khả năng tăng chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB nhưng chưa có cơ sở để thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm đó hoặc không thể thực hiện việc cân đối chi XDCB giữa các năm. Việc thông báo kế hoạch ứng trước trong đàu tư gây không ít khó khăn cho công tác QLNN về kế hoạch, không phân định rõ ràng nhiệm vụ thu - chi

ngân sách trong từng năm. Với bất cập như vậy đề nghị quy định không áp dụng cơ

chế thông báo kế hoạch ứng trước;

Cơ chế phân bổ vốn đầu tư XDCB cần bổ sung quy định nguyên tắc phân bổ, bố trí vốn đầu tư XDCB theo tiến độ dự án, công trình và khối lượng thực hiện. Khi phân bố, bố trí dự toán ngân sách đầu tư XDCB hàng năm được giao phải đảm bảo bố trí đủ vốn cho các công trình, dự án này theo dự toán và tiến độ thực hiện, sau đó

mới xem xét bố trí vốn cho các công trình, dự án khởi công mới.

Do đặc thù của hoạt động ĐTXD là thời gian thi công kéo dài, có khối lượng dở dang, chu kỳ đầu tư không trùng với năm ngân sách nên cần bố trí vốn trung và

dài hạn, vì vậy, việc phân bố, bố trí vốn cần thực hiện theo tiến độ dự án. Hiện nay, việc phân bổ, bố trí vốn ĐTXD cho các dự án, công trình do các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện bố trí theo năm ngân sách (kế hoạch năm của dự án chỉ được

thanh toán hết ngày 31/01 của năm sau), chưa đảm bảo vốn theo tiến độ thực hiện dự án do đó dẫn đến tình trạng nhiều công trình, dự án đầu tư XDCB đã được phê duyệt đang thực hiện nhung không được bố trí vốn hoặc bố trí không đảm bảo tiến độ thực hiện làm kéo dài thời gian đầu tư và xây dụng, chậm đưa công trình, dự án

vào hoạt động.

Chỉ đạo tiến hành tổng rà soát, kiểm tra để xác định chính xác các khoản nợ

đọng XDCB, trong đó phân tích rõ số liệu nợ đọng phát sinh do thi công vượt kế

hoạch vôn được giao, thực hiện ngoài kê hoạch nhưng chưa có ngưôn vôn đê thanh toán. Trên co sở đó, căn cứ vào kế hoạch vốn giai đoạn 05 năm và kế hoạch vốn hàng năm để phân bố cho hợp lý, ưu tiên bố trí nguồn để thanh toán dứt điểm đối

với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn vốn để thanh toán.

Bên cạnh đó, thực hiện điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kiên quyết đỉnh, giãn, hoãn tiến độ

đối với các công trình mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không có nguồn vốn bố trí. Hạn chế tối đa việc phê duyệt đầu tư các dự án mới.

Đối với những dự án đã giao kế hoạch vốn nhưng xét thấy không thể thực hiện

được hết toàn bộ hoặc một phần kế hoạch vốn đã giao thì cương quyết cắt hoặc

giảm kế hoạch, để bổ sung vào những dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng

chưa có vốn để thanh toán.

Nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB hàng năm chỉ đáp ứng được một phần nhở so với nhu cầu đầu tư, do vậy nguồn vốn này chịu nhiều áp lực của các yếu tố

phi kinh tế dẫn đến tinh trạng đầu tư dàn trải mang tính bình quân mà chưa xuất phát từ hiệu quả của từng dự án đầu tư cụ thể. Chính vì vậy mà hàng năm vẫn tồn

tại những dự án tiêu không hết vốn, trong khi có các dự án vốn không theo kịp tiến độ khiến cho quá trinh thực hiện, thường là các tháng cuối năm, các Bộ, Ngành, địa

phương phải điều chỉnh vốn từ dự án này sang dự án khác gây khó khăn cho chủ

đầu tư và doanh nghiệp. Cũng chính từ việc thiếu gắn kết giữa các dự án với kế

hoạch hàng năm đã kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh như nợ đọng khối lượng, kéo dài trong thanh toán gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như lãng phí nguồn lực xã hội. Do vậy, việc chuyển dần từ kế hoạch hoá đầu tư hàng năm sang kế hoạch hoá theo tiến độ dự án sẽ đảm bảo hiệu quả đồng vốn và khắc phục tình trạng trên.

4.2,2 Năng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ thế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng

Đối với chủ đầu tư

Phải nghiên cứu nắm rõ những quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng công trình nói chung và trong đó có

quản lý chât lượng công trình xây dựng nói riêng. Nâng cao năng lực cho các chủ thể bằng việc mở các 1Ó’P đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các nghiệp vụ liên quan để

các CĐT không thuộc phạm vi lĩnh vực xây dựng hiểu và nắm được những quy

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa (Trang 96)