Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong nhà trường (Trang 43 - 50)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm

Dựa vào nguồn tài liệu tham khảo và quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy quy trình xây dựng HĐTN của tác giả Trần Thị Gái, Đại học Vinh [6] rất phù hợp và quyết định dựa vào quy trình này để đề xuất quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm như hình 3.1.

34

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm Nội dung cụ thể của các bước như sau:

Bước 1: Xác định chủ đề cho hoạt động trải nghiệm và nhu cầu đối với chủ đề đó.

- Đây là một bước quan trọng, vì nội dung hoạt động sẽ quyết định đến tất cả các bước sau và xác định đúng nội dung thì hoạt động trải nghiệm mới mang lại hiệu quả và ý nghĩa. Đầu tiên, giáo viên cần xác định rõ đối tượng học sinh hướng đến của hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, mối quan tâm, trình độ nhận thức… của học sinh. Sau đó, từ thực tế diễn ra xung quanh môi trường học tập (điều kiện địa phương, thông tin thời sự, thế giới nghề nghiệp…) và đặc điểm của đối tượng học sinh để xác định nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- Sau khi đã lựa chọn được nội dung hoạt động, giáo viên tiến hành khảo sát học sinh về các phương diện: hiểu biết, kinh nghiệm đã có, nhu cầu tìm hiểu, hình thức tổ chức đối với nội dung đó.

Bước 1: Xác định chủ đề cho hoạt động trải nghiệm và khảo sát nhu cầu đối với chủ đề đó

Bước 2: Tìm hiểu về chủ đề đã lựa chọn cho hoạt động trải nghiệm

Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt qua hoạt động trải nghiệm

Bước 4: Xây dựng tiến trình hoạt động

Bước 5: Đề xuất phương tiện, phương pháp giảng dạy, phương án kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động

35

Bước 2: Tìm hiểu về chủ đề đã lựa chọn cho hoạt động trải nghiệm.

- Khi đã xác định được nội dung hoạt động, giáo viên tìm hiểu những tri thức về nội dung đã chọn. Giáo viên có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, phim,… và đặc biệt là ngay từ thực tế cuộc sống (ví dụ như những kinh nghiệm dân gian từ xưa, những hiện tượng xã hội…). Những thông tin này cần đảm bảo tính xác thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Từ tri thức đã tổng hợp được, giáo viên lựa chọn những tri thức phù hợp, gây hứng thú với học sinh, có ý nghĩa với thực tiễn để biên soạn vào nội dung của hoạt động.

- Nên xác định rõ địa điểm, thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm. Đi khảo sát, thực địa nếu cần thiết.

- Sau khi đã có nội dung, địa điểm, thời gian hoạt động, giáo viên phác thảo ý tưởng một số hoạt động tương ứng với nội dung để làm tiền đề cho những bước sau.

Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt sau hoạt động trải nghiệm.

- Nhằm xác định được mục tiêu kiến thức kỹ năng, thái độ và nặng lực HS cần hướng tới sau khi học thông qua hoạt động trải nghiệm. Xác định mục đích, mục tiêu học tập và hoạt động chính của HS là gì?

- Về kiến thức: Trình bày được những mục tiêu kiến thức mà HS cần đạt được sau khi trải nghiệm về chủ đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Về kỹ năng: Trình bày được những kỹ năng của HS được hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học tập. Mục tiêu kỹ năng xác định gồm nhóm kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập,….

- Về thái độ: trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học đốivới nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của HS. Cần xác định rõ ý thức người học với con người, thiên nhiên, môi trường, ý thức trong học tập và tư duy khoa học.

- Về phẩm chất và năng lực: dựa vào 5 phẩm chất và 10 năng lực ( 3 năng lực chung và 7 năng lực chuyên môn). GV căn cứ vào năng lực tìm hiểu tự nhiên cần đạt được của HS trong chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp để xác định các năng lực cụ thể mà HS sẽ đạt được đối với hoạt động trải nghiệm mà GV thiết kế. Các năng lực cụ thể của năng lực tìm hiểu tự nhiên:

+ Năng lực nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên

+ Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Bước 4: Xây dựng tiến trình hoạt động

- Với định hướng là những hoạt động đã đề xuất, giáo viên thiết kế các hoạt động cụ thể, chi tiết để tìm hiểu các nội dung của chủ đề. Giáo viên cần phân tích những đồ dùng, trang thiết bị, những điều kiện cần chuẩn bị cho hoạt động và liệt kê rõ ràng.

36

- Giáo viên trình bày các hoạt động đã thiết kế vào kế hoạch bài dạy, phân bố thời gian chặt chẽ cho các hoạt động. Giáo viên có thể dự trù kịch bản các tình huống xảy ra theo kế hoạch bài dạy để chuẩn bị tốt cho hoạt động trải nghiệm.

Bước 5: Đề xuất phương pháp, phương tiện thực hiện, phương án kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động.

- Đề xuất phương pháp, phương tiện giáo dục: Từ những nội dung đã thu thập được,

giáo viên đề xuất những ý tưởng về phương pháp thực hiện, các hoạt động cho buổi trải nghiệm nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Với mỗi phương pháp, giáo viên phân tích mặt thuận lợi, khó khăn, những phương tiện cần thiết tương ứng. Từ những phân tích này, giáo viên lựa chọn lại một số phương pháp, hoạt động phù hợp nhất cho hoạt động trải nghiệm. Cần lưu ý các hoạt động cần phải vừa sức, phù hợp với đặc điểm học sinh; khai thác các kinh nghiệm đã có của học sinh; giữa các hoạt động có mạch tư duy logic.

- Đề xuất phương án kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động: Sau khi đã có các hoạt động cơ bản, giáo viên đề xuất phương án để kiểm tra - đánh giá kết quả của hoạt động. Việc kiểm tra - đánh giá hoạt động trải nghiệm cần được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động. Giáo viên cần xây dựng rõ ràng, cụ thể những bộ công cụ đánh giá dành cho:

+ Giáo viên đánh giá học sinh. + Học sinh tự đánh giá bản thân. + Học sinh đánh giá đồng đẳng. + Học sinh đánh giá giáo viên.

Cần thiết kế những phương án đánh giá đảm bảo tính khách quan. Các tiêu chí đánh giá cần phải rõ ràng, học sinh có thể tham gia xây dựng tiêu chí để làm cơ sở cho sự cố gắng trong hoạt động.

Sự sáng tạo trong hình thức đánh giá sẽ kích thích sự tham gia hoạt động của học sinh, các hình thức đánh giá cần được thay đổi, mới lạ nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu. Giáo viên có thể đề xuất một số phương án đánh giá sử dụng công nghệ thông tin như bản trưng cầu ý kiến trực tuyến (Ví dụ: Google form), lấy ý kiến trên các mẩu giấy note, các đoạn video ghi lại phản hồi của học sinh… để lưu trữ lại thông tin một cách đa dạng, thuận tiện và tiết kiệm hơn.

Bước 6: Đánh giá và hiệu chỉnh.

- Giáo viên chỉnh sửa và hoàn thiện các hoạt động, cần kiểm tra các sai sót về mặt kiến thức, thông tin; sự phù hợp của hoạt động với mục tiêu đề ra. Thực hiện các chỉnh sửa nếu cần thiết.

37

Ví dụ minh hoạ: Quy trình thiết kế hoạt đông trải nghiệm chủ đề: Bảo vệ Voọc chà

vá chân nâu

Bước 1: Xác định chủ đề cho hoạt động trải nghiệm và nhu cầu đối với chủ đề đó.

Căn cứ vào chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 2018 và căn cứ vào thực trạng địa phương vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm đang là vấn đề cấp thiết. GV tổ chức cho HS trải nghiệm sau khi học xong bài 60 sinh học 7: Động vật quý hiếm. Xây dựng chủ đề trải nghiệm bảo vệ Voọc chà vá chân nâu.

Bước 2: Tìm hiểu về chủ đề đã lựa chọn cho hoạt động trải nghiệm.

- Nội dung: Theo khảo sát Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) là một loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm và đang trong tình trạng nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam và IUCN thế giới chỉ sinh sống tại khu vực Đông Dương.Tại Sơn Trà, Đà Nẵng hiện nay có khoảng hơn 1300 cá thể loài chà vá chân nâu đang tồn tại ngoài tự nhiên. Ở ngoài tự nhiên, loài này được dự đoán là sẽ bị suy giảm quần thể hơn 50% trong vòng 35 năm đến trong vòng 3 vòng đời sinh sản (Mỗi vòng đời sinh sản khoảng 10-12 năm) bỡi sự suy giảm về diện tích vùng sống và nạn săn bắt, buôn bán bất hợp pháp.

- Địa điểm: Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Thời gian tổ chức: 3 tiết

- Ý tưởng một số hoạt động:

+Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà +Hoạt động 2: Bảo vệ Voọc chà vá chân nâu

+ Hoạt động 3: Tôi yêu Sơn Trà + Hoạt động 4: Tổng kết

Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt sau hoạt động trải nghiệm.

- Về kiến thức

+Trình bày được những thông tin cơ bản về khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

+ Trình bày được những đặc điểm cơ bản của Voọc chà vá chân nâu.

+ Phân tích những ảnh hưởng của con người đến quần thể Voọc.

+ Trình bày được các biện pháp bảo vệ Voọc chà vá chân nâu. - Về năng lực

38 + Năng lực tìm hiểu tự nhiên.

+ Năng lực tự chủ và tự học. - Về phẩm chất:

+ Yêu đất nước, biết rung cảm trước thiên nhiên, có trách nhiệm với môi trường.

Bước 4: Xây dựng tiến trình hoạt động

- Phương pháp dạy học: dạy học khám phá. - Điều kiện tổ chức hoạt động:

+ Thông tin cơ bản về khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Voọc chà vá chân nâu. + Giấy A0, bút lông, màu vẽ.

+ Ống nhòm.

+ Kinh phí: Có thể liên kết với GreenViet hỗ trợ, tìm kiếm nhà tài trợ. - Các bước thực hiện

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

- Cá nhân HS đọc thông tin cơ bản về khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Nhóm trưởng phân công các thành viên tìm kiếm về các nội dung khác nhau và vẽ những gì tìm hiểu được vào giấy A0.

Hoạt động 2: Quan sát Voọc chà vá chân nâu nâu

GV đặt câu hỏi định hướng về Voọc chà vá chân nâu nâu mỗi các nhân quan sát, ghi chép, chụp ảnh thu tập thông tin. Tiến hành phỏng vấn người dân địa phương để lấy thêm thông tin kết hợp các tông tin thu thập được các nhóm tạo nên 1 kịch bản diễn vở kịch về giới thiệu Voọc chà vá chân nâu nâu và những nguy cơ chúng phải đối mặt.

Hoạt động 3: Tôi yêu Sơn Trà

- GV yêu cầu HS thiết kế các poster về việc bảo tồn Voọc chà vá chân nâu kèm theo những khuyến cáo không nên làm khi đi du lịch trên bán đảo Sơn Trà cho du khách. Sau khi thiết kế HS trình bày sản phẩm. GV dựa vào các tiêu chí đánh giá và cho điểm nhóm nào cao điểm hơn sẽ được danh hiệu “ Người hùng Sơn Trà”.

GV cho HS viết ra những định hướng chiến lược cho kế hoạch bảo tồn Voọc chà vá chân nâu vào giấy note và dán nó xung quanh bức tranh Voọc chà vá chân nâu đã vẽ sẵn.

Bước 5: Đề xuất phương pháp, phương tiện thực hiện, phương án kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động.

Đối với Hoạt động trải nghiệm về bảo vệ tài nguyên thiên hiên trong nhà trường THCS, tôi tiến hành xây dựng các phương thức kiểm tra đánh giá.

39

Giáo viên đánh giá học sinh

- Sản phẩm trong quá trình hoạt động. - Các phiếu sticker điểm cộng.

- Sổ tay ghi chép quá trình hoạt động. - Các câu hỏi tự luận.

Câu 1: Hãy trình bày các đặc điểm về diện tích, khí hậu, tài nguyên rừng, hệ động – thực vật của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà?

... ... ... ... Câu 2: Em hãy kể những công việc mà em đã thực hiện để tìm hiểu và bảo vệ Vọoc chà vá chân nâu. Khi tham gia hoạt động trải nghiệm này e có cảm xúc và suy nghĩ như thế nào? ... ... ... ... Câu 3: Trong thế giới tự nhiên Voọc chà vá chân nâu đang đối mặt với nhiều mối đe doạ. Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ Voọc chà vá chân nâu?

... ... ... ... Câu 4: Theo em, hoạt động trải nghiệm với chủ đề bảo vệ Voọc chà vá chân nâu có đem lại hiểu quả học tập hay không?Nếu không, giải thích lí do và đề xuất ý kiến đóng góp? ... ... ...

Học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng

Học sinh có thể tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng thông qua

Tập thể lớp có thể đánh giá kết quả làm việc của nhóm bạn bằng hình thức giơ phiếu đánh giá

+ Phiếu màu đỏ: cao ( giỏi) + Phiếu màu xanh: trung bình + Phiếu màu vàng: thấp

40

Kết quả phải đạt được trến 50% số lượng phiếu đánh giá. Nếu không đạt được GV tiến hành cho nhóm thảo luận lại kết quả làm việc.

Bước 6: Đánh giá và hiệu chỉnh.

- GV đánh giá chỉnh sửa các hoạt động sao cho phù hợp, kiểm tra các thông tin về kiến thức, các hoạt động phù hợp với mục tiêu kiến thức bảo vệ Vọoc chà vá chân nâu.

- Hoàn thiện kế hoạch bài dạy

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong nhà trường (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)