4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
3.3.2. xuất một số phương án kiểm tra đánh giá quá trình hoạt động
a. Giáo viên đánh giá học sinh
Phương pháp đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi. Một số hình thức kiểm tra đánh giá như:
- Đánh giá bài kiểm tra trác nghiệm khách quan kết hợp kiểm tra tự luận. - Đánh giá quá trình hoạt động và các sản phẩm của hoạt động.
- Đánh giá bằng bài tập thực hành, sổ tay ghi chép của học sinh.
- Đánh giá bằng các bài tiểu luận, đề tài nghiên cứu, dự án, kỹ năng lập luận phản xạ trong các tình huống,…. trong quá trình hoạt động trải nghiệm.
Để đánh giá quá trình hoạt động của học sinh, giáo viên có thể: - Thiết kế rubric đánh giá quá trình hoạt động. (Xem bảng 3.3.)
- Sử dụng các sticker điểm cộng/lời khen ngợi nếu thực hiện tốt trong quá trình hoạt động.
- Sử dụng sổ tay ghi chép quá trình hoạt động.
Giáo viên cần lưu trữ các phương tiện đánh giá để so sánh sự thay đổi, tiến bộ của học sinh giữa các buổi hoạt động.
Bảng 3.3. Rubric đánh giá của giáo viên dành cho quá trình hoạt động trải nghiệm của học sinh. Mức độ Tiêu chí 1 Tốt 2 Khá 3 Trung bình Sự chuẩn bị
- Chuẩn bị nhiều kiến thức, thông tin bổ ích về chủ đề hoạt động.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng được yêu cầu.
- Chuẩn bị được một số kiến kiến thức, thông tin về chủ đề hoạt động. - Chuẩn bị còn thiếu một số đồ dùng được yêu cầu. - Thiếu chuẩn bị về kiến thức cũng như dụng cụ được yêu cầu.
Sự phát biểu xây dựng bài - Tích cực phát biểu nhiều lầntrong đó số lần đúng chiếm 1 nửa trở lên
- Bình thường có phát biểu trong đó số lần đúng chiếm dưới 1 nửa
- Chưa tích cực tham gia phát biểu, đóng góp ý kiến
44
Tham gia hoạt động
- Tích cực, hiệu quả hoàn thành tốt công việc được giao, đóng góp ý kiến đúng.
- Tích cực chưa hiểu quả tham gia các hoạt động của nhóm nhưng đóng góp ý kiến chưa đúng.
- Chưa tích cực , không hoặc ít tham gia các hoạt động của nhóm. Khả năng trình bày - Trình bày tự tin, mạch lạc, rõ ràng, thu hút người nghe. - Trình bày độc đáo, có cá tính riêng.
- Trình bày tương đối tự tin, nhưng còn chưa mạch lạc hoặc chưa thu hút.
- Chưa thể hiện rõ cá tính riêng.
- Trình bày thiếu tự tin, chưa mạch lạc và thiếu thu hút người nghe.
Tập trung chú ý
- Cao, ghi bài đầy đủ, tập trung lắng nghe sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn trong nhóm, cùng phân tích để tìm ra ý kiến tốt.
- Bình thường,ghi bài đầy đủ, thỉnh thoảng mất tập trung khi giáo viên hướng dẫn, tổ chức.
- Thỉnh thoảng lắng nghe ý kiến của các thành viên, nhưng chưa phân tích tìm ra ý kiến tốt.
- Không tập trung, lơ dãng làm việc riêng không lắng nghe giáo viên.
- Không lắng nghe ý kiến của thành viên trong nhóm. Khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình.
Sự hợp tác
- Trao đổi nhẹ nhàng, hòa nhã, tôn trọng lẫn nhau. Phân công công việc hợp lý.
- Không để xảy ra các mâu thuẫn trong nhóm.
- Trao đổi nhẹ nhàng, hòa nhã nhưng phân công công việc chưa hợp lý.
- Thỉnh thoảng xảy ra tranh cãi nhưng không gay gắt.
- Trao đổi gay gắt, để xảy ra mâu thuẫn, thiếu sự phân công, chỉ một số học sinh tham gia hoạt động còn một số không tham gia.
Ghi chú: (Ghi chú về một số khả năng nổi trội của học sinh hoặc một số biểu hiện tiêu cực; sự tiến bộ hoặc kém hơn so với những buổi trước…)
b. Học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
45 Chúng ta có thể sử dụng thang điểm sau đây: 3 = tốt hơn các thành viên khác trong nhóm 2 = trung bình
1 = không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm 0 = không giúp gì cho nhóm
-1 = là trở ngại đối với nhóm
Bảng 3.4. Rubric học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình hoạt động trải nghiệm. Các thành viên nhóm Sự nhiệt tình và nghiêm túc Đóng góp ý tưởng Biết bạn kỳ vọng ở mình những gì Tổ chức và quản lý nhóm Làm việc nhóm Tính hiệu quả 1. 2. 3.
Ngoài ra, giáo viên còn có thể yêu cầu học sinh tự thiết kế mẫu đánh giá để học sinh nhận thức rõ hơn về các tiêu chí để cố gắng thực hiện tốt.
c. Đánh giá của học sinh dành cho giáo viên
Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh đánh giá khách quan nhất, thể hiện thái độ sẵn sàng lắng nghe góp ý từ học sinh. Giáo viên có thể sử dụng một số hình thức để thu nhận phản hồi từ học sinh:
- Bảng hỏi
Bảng 3.5. Bảng đánh giá của học sinh dành cho giáo viên về tính hiệu quả của hoạt động
Hoạt động Hiệu quả Bình thường Chưa hiệu quả
1 2 3 4
46 Đánh giá theo các mức độ 0, 1, 2, 3, 4 - Sổ tay ghi chép.
- Quay clip ngắn phản hồi về hoạt động.
- Sử dụng bút màu/sticker/giấy note khác màu dán lên bảng. (Xem hình 3.3)
Hình 3.3. Các giấy note thu nhận ý kiến của học sinh sau hoạt động trải nghiệm