Xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong nhà trường (Trang 50 - 52)

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm

Sau khi nghiên cứu tài liệu và thực hiện đề tài, chúng tôi xin đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm như hình 3.2.

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm. Nội dung cụ thể của các bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- Từ kế hoạch bài dạy hoạt động trải nghiệm đã thiết kế, giáo viên lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm bao gồm quá trình chuẩn bị, tổ chức và đánh giá sau hoạt động. Kế hoạch cần nêu rõ:

+ Thời gian và địa điểm cụ thể của hoạt động trải nghiệm.

+ Đối tượng cụ thể tham gia vào hoạt động trải nghiệm: Lớp – Số lượng học sinh.

Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm.

Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm.

41

+ Thành phần tham gia hỗ trợ: Giáo viên, phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội khác. Cần phân công rõ nội dung hỗ trợ.

+ Dự trù kinh phí, vật chất, trang thiết bị cần thiết. + Phân công nhiệm vụ rõ ràng.

+ Dự trù cho các trường hợp bất ngờ khi tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- Đồng thời với việc xây dựng kế hoạch, giáo viên cần thực hiện các thủ tục, chuẩn bị các giấy tờ cấp phép cần thiết để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch và chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm. Với các hoạt động cần sự hỗ trợ của phụ huynh và các lực lượng xã hội khác, cần liên hệ sớm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động trải nghiệm.

Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm.

- Theo như sự phân công chuẩn bị trong kế hoạch, mọi người cùng chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm.

+ Giáo viên cần chuẩn bị tốt cả kiến thức và kỹ năng cho bản thân.

+ Cần trình bày rõ ràng mục đích và một số thông tin cần thiết về hoạt động trải nghiệm với học sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội tham gia hỗ trợ (nếu có).

+ Giáo viên hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị của học sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội khác.

- Cuối giai đoạn này, các thủ tục, giấy tờ cần thiết cần phải được hoàn tất. Giáo viên kiểm tra lại công tác chuẩn bị một lần nữa, đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết.

Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- Giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh như đã thiết kế trong kế hoạch bài dạy. Mở đầu hoạt động, giáo viên nên giới thiệu tổng quan về các hoạt động trong buổi hoạt động trải nghiệm để học sinh nắm bắt và thực hiện tốt hơn. Giáo viên tiến hành từng hoạt động như trong kế hoạch bài dạy. Khi học sinh thực hiện hoạt động, giáo viên quan sát vừa để hỗ trợ khi cần vừa để đánh giá quá trình tham gia trải nghiệm của học sinh. Cuối mỗi hoạt động cần có nhận xét, tiểu kết. Sau khi đã hoàn thành các hoạt động, giáo viên cùng học sinh tổng kết buổi học.

- Một số điều cần lưu ý:

+ Với các hoạt động diễn ra ngoài lớp học, nên đặt ra những khu vực giới hạn cho học sinh.

+ Thực hiện quay phim, chụp ảnh, ghi chép nếu cần thiết để làm tư liệu.

42

Thực hiện các hình thức đánh giá đã thiết kế cho hoạt động trải nghiệm. Quá trình đánh giá cần được thực hiện rõ ràng và công bằng. Giáo viên cần tích cực, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh, ghi chép, lưu trữ cẩn thận. Kết quả thu được cần được phân tích để đánh giá hiệu quả hoạt động, rút kinh nghiệm cho các hoạt động trải nghiệm tiếp theo.

Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng là quá trình giáo viên “Học tập trải nghiệm” để có thể tổ chức hoạt động giáo dục tốt hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong nhà trường (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)