CHƯƠNG IV : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM
4.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm mục đích đánh giá tính khả thi và hiê ̣u quả khi sử dụng hồ sơ học tập vào đánh giá dạy học chủ đề “Sinh trưởng - phát triển và sinh sản” - Sinh học 11 tại trường THPT Hòa Vang, Đà Nẵng
4.1.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với các nội dung sau: - Thực nghiệm sử dụng HSHT trong 5 tuần học
- Phỏng vấn GV và HS lớp TN để đánh giá tính khả thi và hiệu quả khi sử dụng hồ sơ học tập vào đánh giá dạy học chủ đề
4.1.3. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với 7 nhóm ở 1 lớp tại trường THPT Hồ Vang.
4.1.4. Bố trí thực nghiệm
- 7 nhóm của lớp thực nghiệm được sử dụng HSHT để đánh giá quá trình dạy học chủ đề trong 5 tuần từ 18/1 – 7/2; 8/3 - 21/3.
- Đầu chủ đề, HSHT được phát cho các nhóm. Sau đó cuối mỗi buổi học, chúng tơi thu HSHT để kiểm tra tiến độ và theo dõi q trình hồn thành sản phẩm cũng như các nội dung theo từng bài, tổng hợp các lỗi sai, điểm thiếu xót và chưa rõ ở HS. Những thơng tin này sẽ được chúng tơi lưu ý và góp ý cho các HS để tiếp tục hoàn thiện tốt hơn cho các sản phẩm sau của nhóm mình.
- Bên cạnh đó, chúng tơi cũng xin ý kiến GV xem xét các kế hoạch bài dạy của mình sao cho phù hợp với việc tổ chức các hoạt động để HS có nhiều cơ hội hoạt động nhóm hơn, giúp các kết quả của HSHT nhóm về chủ đề học sẽ thú vị và sinh động hơn.
- Dựa trên sự tham gia của HS trong 5 tuần học, chúng tôi so sánh mức độ tham gia và hoàn thiện của HS đối với HSHT qua từng tuần. Thang đo đánh giá được thể hiện theo bảng sau:
31
Bảng 4.1: Thang đo đánh giá mức tham gia hoàn thành HSHT của HS
Thang đo đánh giá mức độ tham gia hồn thành HSHT Tích cực tham
gia
Tham gia Không tham gia Vắng mặt
4 3 2 1
(4) Tích cực tham gia: Hồn thành tốt các sản phẩm học tập và đánh giá hoạt động nhóm chính xác.
(3) Tham gia: Hoàn thành sản phẩm HSHT và đánh giá hoạt động nhóm nhưng cịn kiểu đối phó, lạc đề, làm cho có và sao chép sản phẩm nhóm khác.
(2) Khơng tham gia: Khơng hồn thành sản phẩm học tập. (1) Vắng mặt: vắng mặt buổi học ngày hơm đó
- Kết hợp trao đổi, phỏng vấn GV và HS sau từng tuần học để xác định tính khả thi và hiệu quả của HSHT:
+ Trong giờ học: mức độ tham gia hoạt động nhóm của HS với các hoạt động trong bài học (tỉ lệ HS thảo luận làm việc nhóm, tỉ lệ nhóm tham gia hoạt động hiệu quả).
+ Ngồi giờ học: tìm hiểu mức độ hứng thú và hiệu quả của HS khi tham gia hoàn thành HSHT.