Phương pháp khảo sát công thức, quy trình tạo chế phẩm lỏng từ chủng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh từ chủng vi khuẩn rhodobacter capsulatus có khả năng xử lý nước thải nuôi tôm (Trang 27 - 28)

4. Nội dung nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp khảo sát công thức, quy trình tạo chế phẩm lỏng từ chủng

Rhodobacter sp

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn trong chế phẩm

+ Tỷ lệ tiếp giống

Tỷ lệ giống được bổ sung ở các mức khác nhau từ 2%, 5%, 10% và 15%. Giống cấp I được nhân trên môi trường DSMZ 27 chuẩn, được kiểm tra độ thuần khiết và mật độ tế bào.

+ Cơ chất

Tiến hành khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn

Rhodobacter capsulatus khi thay thế nguồn cơ chất dựa trên môi trường DSMZ27 cải tiến có bổ sung 2g/l rỉ đường (CT1), 2g/l đậu nành (CT2) và chỉ sử dụng môi trường DSMZ 27 cải tiến (CT3). Thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện chiếu sáng tự nhiên. Tiến hành kiểm tra mật độ sau 5 ngày nuôi bằng phương pháp xác định tỷ lệ hấp thụ của chủng Rhodobacter capsulatus tại OD660 (Myers et al., 2013). Bố trí thí nghiệm theo bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các công thức bổ sung cơ chất để tạo chế phẩm.

CT1 CT2 CT3 DSMZ27 cải tiến + Rhodobacter capsulatus + đậu nành (2g/l) DSMZ27 cải tiến +Rhodobacter capsulatus + rỉ đường (2g/l) DSMZ27 cải tiến +Rhodobacter capsulatus Quy trình tạo chế phẩm lỏng

Sau khi hoạt hóa vi sinh vật bắt đầu tiến hành lên men sử dụng 200ml môi trường DSMZ -27 cải tiến có bổ sung cơ chất được chuẩn bị trong các bình tam giác có dung tích 250ml. Hấp tiệt trùng trong nồi hấp ở nhiệt độ 1210C, trong vòng 21 phút. Để nguội môi trường trong tủ cấy và tiến hành tiếp giống với nồng độ thích hợp. Nuôi dưới ánh sáng tự nhiên trong vòng 48-60h. Sau khi sinh khối đạt mật độ 109CFU/ml tiếp tục tăng sinh với 500ml môi trường được hấp khử trùng đựng trong các bình hình trụ và tiếp giống từ quá

18

trình lên men nuôi ở nhiệt độ 30–32oC dưới ánh sáng tự nhiên, sau đó tiến hành bảo quản chế phẩm.

Quy trình sản xuất:

Chủng Rhodobacter capsulatus hoạt hóa  nhân giống cấp 1  nhân giống cấp 2  lên men  bảo quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh từ chủng vi khuẩn rhodobacter capsulatus có khả năng xử lý nước thải nuôi tôm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)