4. Nội dung nghiên cứu
3.2. Đánh giá chất lượng chế phẩm trong các điều kiện bảo quản khác nhau
Chế phẩm sau khi tạo thành được cho bình kín chia hai lô bảo quản ở điều kiện chiếu sáng và che tối. Tiến hành xác định mật độ tế bào sau mỗi 15 ngày. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3. và hình 3.6.
Bảng 3.3. Mật độ tế bào vi khuẩn Rhodobacter capsulatus sau 60 ngày bảo quản ở các điều kiện khác nhau.
Điều kiện bảo quản
Mật độ VSV (109 CFU/ml) sau số ngày
Ngày đầu Ngày 15 30 Ngày 45 Ngày 60 Ngày
Sáng 3,58.109 3,82.109 3,42.109 2,85.109 2,54.109 Tối 3,58.109 3.46.109 3,17.109 3,05.109 2,78.109
29
Hình 3.6. Mật độ tế bào vi khuẩn trong chế phẩm lỏng khi bảo quản ở các điều kiện
khác nhau.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 và hình 3.6 cho thấy, sau 60 ngày bảo quản ở hai điều kiện chiếu sáng và che tối mật độ VK đều giảm nhưng vẫn đạt 109CFU/g đảm bảo chất lượng của một chế phẩm vi sinh theo quy định TCVN 7304-2:2003.
Tuy nhiên, mức độ giảm mật độ VSV ghi nhận ở 2 điều kiện bảo quản là khác nhau. Cụ thể, khi chế phẩm được bảo quản ở điều kiện chiếu sáng tự nhiên, ghi nhận được sau 15 ngày đầu, mật độ tăng và đạt 3,82.109 (CFU/ml). Rhodobacter capsulatus là chủng VSV quang dưỡng nên khi chiếu sáng đã kích thích sự sinh trưởng của chúng, dẫn đến tăng mật độ tế bào. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng thời gian bảo quản, nhận thấy có sự giảm nhẹ mật độ tế bào, sau 60 ngày mật độ giảm 29% và đạt 2,54.109 (CFU/ml). Sự giảm của mật độ tế bào VK trong chế phẩm được giải thích do dinh dưỡng trong môi trường bị suy giảm một phần.
Khi chế phẩm vi khuẩn Rhodobacter capsulatus được bảo quản ở điều kiện che tối nhận thấy sau 2 tháng mật độ tế bào giảm còn 2,98.109 (CFU/ml) giảm 16% so với ban đầu, nhưng vẫn cao hơn mật độ tế bào cùng thời điểm ở điều kiện bảo quản chiếu sáng tự nhiên.
Từ kết quả trên đây, nhận thấy rằng với chế phẩm sinh học từ chủng Rhodobacter capsulatus khuyến cáo nên bảo quản ở điều kiện che tối để kéo dài thời gian sử dụng của chế phẩm.