Giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường thủy nội địa liên quan đến phương tiện gia dụng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG đề TÀI TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 30 - 33)

đến phương tiện gia dụng.

Thời gian tới và những năm tiếp theo, giao thông vận tải phát triển nhanh để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, các tuyến giao thông thủy kết nối giữa các vùng kinh tế năng động, các tỉnh…do vậy yêu cầu về bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa càng cấp bách và nặng nề.

Để kiềm chế sự gia tăng của tai nạn giao thông đường thủy nội địa, nhất là đối với phương tiện thủy gia dụng cần tiến hành thực hiện một số giải pháp sau:

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các cấp thực hiện các giải pháp theo nội dung Công văn số 347/TTg-CN ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, hạn chế các vụ tai nạn đường thủy do các phương tiện nhỏ, thô sơ gây ra.

phường), nhằm đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất; Về hình thức tuyên truyền, nghiên cứu thêm các kênh thông tin có thể tiếp cận tới người dân ở các vùng sâu, vùng xa, người dân hoạt động trên sông nước như kênh phát thanh và truyền thanh cơ sở… Tiếp tục đẩy mạnh chương trình “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT ĐTNĐ cho người dân có phương tiện gia dụng hoạt động trên các tuyến ĐTNĐ, vận động họ tiến hành học tập để cấp chứng chỉ lái phương tiện; các mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”, “Bến tàu văn hóa, văn minh, an toàn” cũng sẽ được tiếp tục triển khai thực hiện, hướng đến mục tiêu ngăn ngừa, hạn chế các vụ tai nạn GTĐTNĐ, bảo đảm ATGT trên các tuyến, luồng, bến bãi.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa:

+ Nghiên cứu, hướng dẫn về đăng ký, quản lý phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện loại nhỏ, phương tiện gia dụng theo quy định của Luật Bổ sung, sửa đổi Luật Giao thông đường thủy nội địa.

+ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25-12-2015 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo hướng siết chặt quy định, tăng nặng chế tài xử phạt đảm bảo đủ sức răn đe để ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy, nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định bắt buộc về mặc áo phao hoặc cầm theo dụng cụ cứu sinh đối với người đi trên phương tiện thô sơ.

Công tác quản lý phương tiện, người lái phương tiện

+ Thực hiện tổng điều tra phương tiện thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện và đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy; Có giải pháp xử lý phù hợp đối với phương tiện không đăng ký, đăng kiểm (chủ yếu là phương tiện gia dụng, dân sinh, nhỏ).

+ Đối với các phương tiện đóng theo kinh nghiệm dân gian đang hoạt động ổn định đề nghị các địa phương khảo sát phân nhóm phương tiện và đề nghị Cục Đăng kiểm thẩm định thiết kế định hình theo các nhóm phương tiện đó để tạo điều kiện cho người dân vùng lòng hồ được đăng ký, đăng kiểm phương tiện và ổn định cuộc sống.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý phương tiện và đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

+ Cần rà soát công tác cấp chứng chỉ lái phương tiện, nghiên cứu để tổ chức huấn luyện lý thuyết và thực hành ngay tại cơ sở nơi người dân sinh sống.

Lực lượng Cảnh sát đường thủy tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa nói chung và các hành vi vi phạm quy định pháp luật khi đưa vào sử dụng và tham gia giao thông đường thủy nội địa đối với phương tiện gia dụng. Chú trọng vào các chuyên đề: kiểm tra vi phạm quy định về đăng ký của phương tiện; chứng chỉ chuyên môn của người lái phương tiện.

Tiến hành điều tra xác minh các vụ TNGT đường thuỷ có liên quan đến phương tiện gia dụng phải xác định chính xác nguyên nhân xảy ra tai nạn, lỗi của các bên có liên quan trong vụ tai nạn, phương tiện không đảm bảo an toàn, cơ sở hạ tầng giao thông, yếu tố bất ngờ… chú ý phát hiện những sơ hở, thiếu sót của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đối với người, phương tiện gia dụng tham gia giao thông. Tham mưu cho Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân nơi xảy ra vụ TNGT đưa ra truy tố, xét xử vụ TNGT có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

Đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức rà soát, phân loại phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh (kể cả phương tiện thô sơ) để thuận tiện trong công tác quản lý, đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; đồng thời ban hành quy định về tổ chức quản lý đối với phương tiện thủy không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực, phương tiện có sức chở đến 12 người đủ điều kiện an toàn theo quy định.

Khẩn trương rà soát, kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến hoạt động không phép, hết hạn giấy phép hoạt động, nhất là các bến có hoạt động đón trả khách vì tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa. UBND cấp xã cần giám sát và quản lý chặt chẽ phương tiện gia dụng, bến dân sinh thuộc địa bàn được phân công và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn đối với vận tải hành khách ngang sông trên địa bàn quản lý.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG đề TÀI TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)