Cách chuẩn đóan và khắc phục các hư hỏng phần cứng

Một phần của tài liệu Giáo trình kĩ thuật lắp ráp và bảo trì máy tính ppt (Trang 88 - 91)

Để chuẩn đóan và khắc phục các sự cố thông thường trong máy tính, chúng ta làm theo các bước sau:

1. Xác định hỏng hóc :

Đây là bước người kỹ thuật viên chuẩn đóan “bệnh” của máy tính để từ đó có cách “điều trị” thích hợp.

Chúng ta có thể phát hiện các sự cố phần cứng thông qua các hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát, lắng nghe, ngửi mùi, hoặc đọc các thông báo lỗi trên màn hình để từ đó đưa ra những phán đoán chính xác.

Dưới đây sẽ liệt kê một số thông báo lỗi thường gặp:

9 BIOS ROM checksum error-System Halted.

Việc kiểm tra tổng (Checksum) bị sai. Nguyên nhân có thể do BIOS hỏng.

9 Keyboard error or no keyboard present.

Hệ thống không khởi động được bàn phím. Cần kiểm tra lại bàn phím đã được kết nối với máy tính chưa hoặc bàn phím bị lỗi.

9 C: (or D:) drive error.

Hệ thống không nhận biết được ổ đĩa. Có thể khai báo sai trong CMOS. Hoặc có khai báo, nhưng ổ không được nối tới đầu nối IDE trên mainboardhoặc định dạng không đúng.

9 CMOS checksum error- Defaults loaded.

Việc kiểm tra tổng (Checksum) trong CMOS bị sai. Nguyên nhân có thể do pin nuôi CMOS yếu. Hệ thống sẽ nạp cấu hình mặc định vào CMOS để đảm bảo rằng hệ thống của bạn vẫn còn hoạt động được.

Khai báo sai dung lượng bộ nhớ RAM trong CMOS hoặc do cài đặt thanh RAM chưa chặt hoặc có lỗi trên bộ nhớ.

……..

¾ Các mã bip:

Mỗi hãng sản xuất BIOS có những quy định về mã bip khi POST phát hiện sự cố của thành phần phần cứng nào đó. Dưới đây là mã bip của hãng AMI:

Số lần bip ý nghĩa

1 Quá trình làm tươi DRAM có vấn đề, liên quan đến mainboard

2 Vùng nhớ 64 KB đầu tiên có vấn đề. Không kiểm tra được lỗi Parity.

3 Vùng nhớ 64 KB đầu tiên có vấn đề .

4 Bộ Timer #1 có vấn đề.

5 Lỗi CPU.

6 Bộ điều khiển bàn phím liên quan đến A20 có lỗi

7 Có vấn đề khi thay đổi Mode làm việc của CPU

8 Không thể đọc/ghi video RAM. Có thể không có card video hoặc video

RAM hỏng

9 Lỗi BIOS . Giá trị Checksum sau khi kiểm tra không đúng.

10 Không thể đọc ghi CMOS. CMOS có vấn đề.

11 External Cache bị lỗi

2 ngắn Quá trình POST bị dừng , có vấn đề về phần cứng

1 dài 2 ngắn Video ROM có lỗi hoặc lỗi mạch điện của vỉ mạch màn hình 1 dài 3 ngắn Video RAM có lỗi

1dài Quá trình POST kết thúc. Các phần cứng được kiểm tra đều tốt.

Bảng mã bip của hãng AMI

Các thông tin trên cũng chưa đủ để chúng ta phán đoán đúng bệnh của máy tính, có thể một sự cố xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Ví dụ khi bật máy thấy màn hình tối thui, không có bất kỳ một tín hiệu nào phát ra thì khi đó nguyên nhân có thể là:

- Chưa cắm nguồn màn hình

- Chưa cắm Jac tín hiệu từ màn hình vào máy tính - Nguồn màn hình hỏng

- Mạch tạo cao áp cung cấp cho đèn hình hỏng …

- Card màn hình hỏng hoặc chưa cắm chặt vào Slot mở rộng - Main board có vấn đề

Nhưng chúng ta chưa vội vàng kết luận ngay mà hãy phân tích tiếp các hiện tượng kèm theo:

- Khi khởi động máy, nghe có một tiếng bip, có nghĩa là các thành phần của mainboard làm việc bình thường.

- Đèn báo nguồn màn hình sáng, có nghĩa là đã có nguồn cấp cho màn hình.

- Có mùi khét từ màn hình có nghĩa là mạch điện trong màn hình có vấn đề ( điện trở, cuộn cao áp, …)

Căn cứ vào tình hình thực tế và cảm nhận của bản thân để tìm ra đúng bệnh cho máy tính là một yêu cầu đối với người kỹ thuật viên.

Cách tốt nhất là dùng các linh kiện còn tốt rồi lần lượt thay vào các thành phần có nghi ngờ bị hư rồi bật máy chạy thử, nếu sau khi thay thế một thiết bị mà máy chạy tốt thì chứng tỏ thiết bị đó bị hư. Lưu ý mỗi lần chỉ thay thế một thiết bị thì mới có khả năng phát hiện đúng thiết bị bị hư.

2. Cách xử lý:

Nếu là người sử dụng , chúng ta có thể tháo bộ phận nghi ngờ bị hư để nhờ kiểm tra thử hoặc đưa máy đến trung tâm bảo hành.

Nếu là kỹ một thuật viên, chúng cần chuẩn bị một số vật tư, vỉ mạch rời đang hoạt động tốt như : card màn hình, RAM, card Sound…., cable tín hiệu, cable nguồn … và một số dụng cụ : Đồng hồ vạn năng, tuốc lơ vit,… Chúng ta có thể :

- Thay thế – Thử nghiệm – Loại trừ : Trường hợp nghi ngờ thành phần nào đó gây ra sự cố, chúng ta có thể thay thử , cho máy tính khởi động lại. Nếu hiện tượng đó được khắc phục, có nghĩa là phán đoán của chúng ta đúng.

Tuy nhiên, trong thực tế có thể còn nhiều thành phần liên quan đến sự cố, chúng chỉ nên thay thế mỗi lần một thành phần và chạy thử máy tính để xác định được ngay thành phần gây ra sự cố, như vậy chúng sẽ nhanh chóng phát hiện được ra các linh kiện bị hư hỏng. Nếu chúng ta thay thế cùng một lúc nhiều thành phần thì thật khó xác định.

- Đưa về trung tâm bảo hành để sửa chữa.

Sau khi đã kiểm tra kỹ, xác định bộ phận bị hỏng nhưng không thể khắc phục ngay được, chúng ta cần phải đưa về trung tâm bảo hành.

Còn nếu có khả năng sửa chữa thì chúng ta có thể tự sửa ở nhà. Tuy nhiên, trong máy tính các thiết bị có cấu tạo rất tinh vi nên một số thiết bị chúng ta có thể sửa còn một số khác thì không thể sửa, phải thay mới.

3. Thử lại:

Sau khi thay thế, hoặc khắc phục xong sự cố, chúng ta cần thử lại. Có nghĩa là khởi động lại máy tính, quan sát quá trình khởi động, chạy thử phần mềm, và cho máy tính hoạt động trong một khoảng thời gian - đó là điều rất cần thiết, để khẳng định chúng ta đã hoàn toàn khắc phục được và khắc phục hết sự

cố của máy tính. Có những trường hợp, ngoài sự cố đã phát hiện còn tiểm ẩn những sự cố khác cần khắc phục tiếp.

Một phần của tài liệu Giáo trình kĩ thuật lắp ráp và bảo trì máy tính ppt (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)