Các cổng giao tiếp, đầu nối, cáp nối chuẩn (Port, Connector, Cable)

Một phần của tài liệu Giáo trình kĩ thuật lắp ráp và bảo trì máy tính ppt (Trang 27 - 32)

II. Các thành phần cơ bản của máy vi tính

9.Các cổng giao tiếp, đầu nối, cáp nối chuẩn (Port, Connector, Cable)

Cable)

Trên máy tính có các I/O Controller (Bộ điều khiển Xuất nhập) dùng để kết nối, điều khiển và trao đổi dữ liệu với các thiết bị bên ngoài thông qua các cổng nối (Port), đầu nối (Connector) và các loại cáp nối khác nhau.

I/O Port là những thanh ghi (register) tích hợp trong chip vi mạch (Chipset) trên mainboard. Các thông tin (dữ liệu hoặc điều khiển) được trao đổi giữa computer và thiết bị bên ngoài đều thông qua I/O Port tương ứng. Tín hiệu từ Port sẽ nối với các đầu nối (Connector), cáp truyền rồi đến thiết bị .

Connector thường có vị trí ở phía sau máy dùng để gắn cáp. Cable là những dây nối với thiết bị, cáp có thể bao gồm các đường tín hiện : Nguồn (Power), Dữ liệu (Data), Điều khiển (Control). Thông thường cable có 2 connector, một connector nối với máy tính và một connector nối với thiết bị (hình 2-24)

Các I/O Controller được tích hợp sẵn (built-in) trong mainboard được thể hiện qua các Port và Connector bao gồm :

- Keyboard Port / Connector : để nối với keyboard (thường có 2 dạng Standard, PS/2)

- Mouse Port / Connector : để nối với mouse (thường có 2 dạng COM DB-9, PS/2)

Hình 2-24

- Standard I/O Port / Connector : dùng để nối với các thiết bị xuất nhập (I/O) chuẩn gồm các loại :

+ Serial Port (COM Port) : là các cổng giao tiếp dùng nguyên tắc truyền dữ liệu theo kiểu nối tiếp từng bit nên được gọi là Serial. Thường được dùng để nối với các thiết bị truyền tin (Vd : Modem) nên còn gọi là COM (Communication) Port. Trên mainboard thường có 2 cổng :COM1, COM2 với 2 dạng đầu nối khác nhau : DB-9 (Female) (hình 2- 25a) và DB-25 (Male) (Hình 2-25b) còn gọi là RS-232

Hình 2-26a: Cổng DB-9 Hình 2-26b: Cổng DB-25

Bảng 2-3: Sơ đồ chân tín hiệu DB-9 (trái) và Sơ đồ chân tín hiệu DB-25(phải)

Các cổng COM có thể

dùng để nối trực tiếp giữa 2 máy tính trong phạm vi khỏang cách an toàn là 10m theo kiểu nối gọi là : Null-modem như hình 2-26 :

1,6 - 4 2 - 3 3 - 2 4 - 1,6 5 - 5 7 - 8 8 - 7 Hình 2-27

Theo tiêu chuẩn định nghĩa, các tín hiệu trên Serial port có thông số như sau : - Tín hiệu từ : -3 -15 vol - bit 1

- Tín hiệu từ : +3 +15 vol - bit 0

- Tín hiệu từ : -3 +3 vol - không xác định

- Tín hiệu không được vượt quá : ± 25 vol

+ Parallel Port (LPT Port) : là cổng giáp tiếp dùng nguyên tắc truyền dữ liệu song song (nhiều bit cùng lúc) nên gọi là Parallel. Thông thường, cổng Parallel dùng để nối với máy in (nên còn được gọi là LPT hay Printer port). Loại cáp nối với máy in sử dụng đầu nối vào máy tính là DB-25-Male và đầu nối vào máy in là Centronic 36-pin (hình 2-17)

Các Parallel-Port Controller thế hệ sau được thiết kế để sử dụng kết nối với các thiết bị có tốc độ truyền cao hơn với các chế độ hoạt động như :

SPP - Standard Printer Port : dùng để nối với máy in

ECP - Extended Capability Port : có tốc độ nhanh, dùng để nối với các máy in

thế hệ sau hoặc scanner

EPP - Enhanced Printer Port : có tốc độ nhanh, dùng để nối với các thiết bị không phải máy in như CD-ROM, Network Adapter

- USB (Universal Serial Bus Port)

USB-Port do các hãng Compaq, IBM, Digital, Intel, Microsoft, NEC, Northern Telecom cùng hợp tác và đề xuất nhằm tạo ra dạng cổng nối đơn tiêu chuẩn cho các loại thiết bị thông dụng. Mỗi USB Port trên máy tính có thể nối với 127 thiết bị sử dụng cổng USB (USD device) bằng cách sử dụng các USB Hub (bộ chia nhánh) (hình 2-28)

USB-Hub (Bộ chia nhánh cổng USB) có 7 cổng nối cho phép nối với 7 thiết bị khác nhau. Các USB-Hub có thể liên kết để nối với một số lượng thiết bị nhiều hơn.

USB-cable thường có 2 dạng đầu nối : đầu nối vào máy tính (hoặc loại cáp dính liền với thiết bị) có đầu nối dạng A còn đầu nối vào thiết bị thường có dạng B (hình 2-29)

USB-Port có tốc độ truyền cao (12 Mbps) so với các I/O port như (Serial hoặc Parallel) và có họat động theo chế độ nhận dạng tự động khi kết nối (Plug-and-Play) với thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, trên các mainboard sử dụng thế hệ USB 2.0 có tốc độ nhanh hơn khỏang 30-40 lần so với các USB thế hệ đầu (USB 1.1)

- FireWire (IEEE 1394)

FireWire hay còn gọi IEEE-1394 là một dạng cổng tương tự như USB nhưng có tốc độ truyền nhanh hơn và băng thông (bandwidth) rộng hơn (400 Mbps) được phát triển bởi hãng Apple và có sự đóng góp của Compaq, Intel và Microsoft, để sử dụng cho các thiết bị có yêu cầu truyền dữ liệu với tốc độ cao như HDD, Video device, Scanner,…

FireWire có dạng tương tự và có thể sử dụng hóan đổi với cổng USB. FireWire Port có thể kết nối với tối đa 63 thiết bị cùng lúc (hình 2-30)

10. Các bo mạch giao tiếp (Interface card)

Interface card được dùng để máy tính kết nối và điều khiển các thiết bị ngoại vi không sử dụng các I/O Port có sẵn trên máy (như monitor, network, scaner, …). Interface card có vai trò trung gian để làm công việc chuyển đổi các tín hiệu điều khiển tương thích hoặc trao đổi dữ liệu giữa Coputer và thiết bị Do các thiết bị ngoại vi gắn với máy tính hiện nay rất nhiều nên chủng loại, công dụng các interface card cũng rất đa dạng và phong phú

Hình 2-29

Hình 2-30

Interface card được gắn cố định vào các khe cắm trên mainboard. Sau khi gắn, các connector trên interface card có vị trí phía sau máy để kết nối với thiết bị mà nó điều khiển

Mặc dù có rất nhiều loại interface card dùng cho các loại thiết bị khác nhau nhưng điểm cần lưu ý khi gắn vào máy là loại chân cắm của interface card có phù hợp với loại khe cắm của mainboard hay không.

Dưới đây là một số Interface card thông dụng:

‰ VGA Card (card màn hình) :

Có nhiệm vụ chuyển đổi thông tin của hệ thống và hiển thị lên màn hình máy tính. Ngày nay thường thấy có 2 loại bus hệ thống card là PCI và AGP (hình 2- 31)

‰ Sound Card (card âm thanh) :

Có nhiệm vụ chuyển đổi tính hiệu âm thanh kỹ thuật số sang tín hiệâu tương tự và xuất ra loa hay ngược lại để thu tín hiệu âm thanh vào máy tính. Có 2 loại bus hệ thống cho card âm thanh là PCI và ISA

(hình 2-32)

‰ Net card (Card mạng)

Là thiết bị giúp chúng ta kết nối các máy tính lại với nhau (hình 2-34)

PCI AGP

Hình 2-32

Hình 2-33

Một phần của tài liệu Giáo trình kĩ thuật lắp ráp và bảo trì máy tính ppt (Trang 27 - 32)