Cá cổ dĩa (Disk drive)

Một phần của tài liệu Giáo trình kĩ thuật lắp ráp và bảo trì máy tính ppt (Trang 25 - 27)

II. Các thành phần cơ bản của máy vi tính

8. Cá cổ dĩa (Disk drive)

Trong máy tính, các ổ dĩa là thành phần trong hệ thớng lưu trữ (Storage Device System). Được sử dụng phổ biến hiện nay là các loại ổ dĩa : mềm, cứng, CD/DVD. Thông thường , các ổ dĩa được kết nối cáp với Bộ điều khiển dĩa (Drive Controller) nằm trên mainboard

‰ FDD -Floppy disk drive (Ổ dĩa mềm)

FDD được dùng như một thiết bị lưu trữ dữ liệu dạng tháo lắp (Removable Storage Device) do các dĩa mềm lưu trữ dữ liệu không nằm cố định trong máy mà có thể tháo/gắn được. Các loại dĩa mềm được sử dụng có dung lượng : 360 K, 1.2 MB, 1.44 MB, nhưng hiện nay chỉ dạng được sử dụng phổ biến là 1.44 MB (hình 2-19a)

Các ổ dĩa mềm được gắn vào Bộ điều khiển dĩa mềm trên mainboard. Trước kia, khi máy tính còn sử dụng 2 FDD thì các ổ dĩa A và B được phân biệt bằng đầu nối trên cáp. Hiện nay các máy tính chỉ sử dụng 1 FDD. (hình 2-19b)

FDD được gắn cố định vào khung máy, phía sau có các chân cắm nguồn và cáp tín hiệu

‰ Đĩa cứng (HDD - Hard disk drive / Fixed Disk Drive)

HDD là thiết bị lưu trữ dữ liệu chủ yếu của máy tính do có dung lượng lớn ( MB, GB). HDD có dạng khối, bên trong chứa các dĩa làm việc theo nguyên tắc Điện-Từ. Thông tin được ghi trên các bề mặt đĩa bên trong HDD được chia thành các Track và Cylinder và được Ghi/Đọc bằng các đầu từ (Head)

19: Các loại RAM và cách gắn RAM vào Mainboard

Hình 2-20b Hình 2-20a

Hình 2-21: Đĩa cứng khi tháo nắp đậy

Hiện nay, 2 loại HDD được sử dụng chủ yếu là IDE và SCSI. Các loại HDD sử dụng trên máy phụ thuộc vào Bộ điều khiển dĩa (Disk controller).

Máy tính hiện nay, phổ biến có 2 kênh Disk controller dành cho loại IDE và cho phép gắn tối đa 4 HDD, mỗi kênh gắn 2 HDD (Master và Slaver) . Các kênh này có thể dùng chung cho các ổ CD/DVD

Khi gắn các HDD loại IDE vào máy cần lưu ý - Chân cáp nguồn

- Chân cáp tín hiệu (40/80 –pin)

- Jumper chọn thứ tự : Single / Master / Slave

+ Single : khi hệ thống chỉ có 1 HDD + Master : HDD chính khi gắn HDD trên

cùng kênh

+ Slave : HDD phụ khi gắn 2 HDD trên cùng kênh

Disk controller loại SCSI có 1 kênh

điều khiển và cho phép gắn nhiều thiết bị loại SCSI (thường là 8 kể cả Controller cũng được tính là 1). Mỗi thiết bị SCSI được phân biệt bằng mã ID từ 0 đến 7. Do vậy khi gắn HDD loại SCSI cần lưu ý :

- Chân cáp nguồn - Chân cáp tín hiệu

- ID jumper để xác định mã ID của HDD

Các Disk controller loại SCSI còn cho phép gắn thiết bị bên trong và bên ngoài máy. Loại cáp nối dùng để gắn bên trong và bên ngoài có dạng khác nhau

‰ CD-ROM (Compact Disk Read Only Memory)

Các ổ CD-ROM cũng tương tự như HDD, được phân biệt làm 2 loại IDE, gắn trên các kênh Disk controller loại IDE và SCSI, gắn trên kênh Disk controller loại SCSI.

Chân cắm của ổ CD-ROM tương tự như HDD có các chân : cáp nguồn, cáp tín hiệu, Jumper (chọn thứ tự nếu là IDE hoặc mã ID nếu là SCSI). Ngoài ra trên ổ CD-ROM còn có chân

cắm đầu ra tín hiệu âm thanh (Audio Out) dạng analog dùng để nối vào hệ thống âm thanh (Sound system) (hình 2-23)

Hình 2-22

Mô hình lưu trữõ và truy xuất dữ liệu trong đĩa

Phía trước CD-ROM có các nút điều khiển và lỗ cứu hộ khi bị kẹt dĩa

‰ DVD – ROM , DVD – RW

- DVD (Digital Video Disc – Đĩa phim ảnh kỹ thuật số; hoặc Digital Versatile Video – Đĩa đa năng kỹ thuật số.

- Một đĩa DVD – ROM có dung lượng là 4,7 GB tức gấp khoảng 7 lần so với CD.

- Đặc biệt nhờ phương thức lưu trữ kỹ thuật số mà đĩa DVD không hề bị giảm chất lượng theo thời gian như CD.

- Tốc độ hiện nay của ổ DVD – ROM là 12X và 16X (khác với CD, đối với DVD 1x tương đương với 1,38 MB/s)

- Tuy có tốc độ cao, tiện lợi hơn, dung lượng đĩa lớn hơn, tuổi thọ cao hơn nhưng vẫn chưa thay thế được CD-ROM vì giá thành còn cao.

- Giống như CD thì DVD cũng có ổ đĩa ghi là DVD – RW.

Một phần của tài liệu Giáo trình kĩ thuật lắp ráp và bảo trì máy tính ppt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)