Tiểu kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của thanh thảo dưới góc nhìn phong cách học (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.3. Tiểu kết chƣơng 3

Toàn bộ chương 3 đã được dành để khảo sát, phân tích cách sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp, ngữ âm trong các tập trường ca của Thanh Thảo. Khóa luận đã đi sâu và hai nội dung cơ bản: một số phương tiện, biện pháp tu từ ngữ nghĩa và phương tiện, một số biện pháp tu từ cú pháp.

Về phương tiên, biện pháp tu từ ngữ pháp, chúng tôi đi sâu nghiên cứu biện pháp lặp, biện phép liệt kê, biện pháp nhân mạnh thành phần câu và biện pháp dùng các tiểu từ. Ở mỗi phương tiện, biện pháp khóa luận đều đưa ra bảng thống kê để có cái nhìn định lượng, trên cơ sở đó, cảm nhận và phân tích những giá trị biểu hiện của chúng.Việc sử dụng các biện pahps ấy đã góp phần nhấn mạnh nội dung thông báo, thể hiện được âm hưởng, tái hiện được suy tư người viết, đồng thời, chúng cũng là những yếu tố giúp liên kết văn bản một caách chặt chẽ, mạch lạc cả về nội

dung và hình thức. Về phương tiện, biện pháp tu từ ngữ âm, chúng tôi đã khảo sát và phân loại các yếu tố: nhịp điệu, vần điệu và thanh điệu được sử dụng và trở thành nét đặc trưng trong cách viết của Thanh Thảo. Các yếu tố ngữ âm ấy được biểu hiện đa dạng, phong phú nội dung và giàu tính biểu cảm. Chúng góp phần không nhỏ vào việc biểu đạt nội dung ý nghĩa văn bản. Chúng góp phần đưa ngôn ngữ của Thanh Thảo về gần gũi với ngôn ngữ đời thường, hòa nhịp cũng ngôn ngữ quần chúng một cách tự nhiên và sâu lắng nhất.

CHƢƠNG 4: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRƢỜNG CA THANH THẢO.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của thanh thảo dưới góc nhìn phong cách học (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)