CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1. Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trƣờng ca
3.1.1. Các phương tiện tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những ngườ
3.1. Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trƣờng ca
“Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
3.1.1. Các phương tiện tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”. người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
Bảng 3.1.Thống kê các phương tiện tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
STT Phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa Số lƣợng Tỷ lệ
1 Thu gọn cấu trúc cơ bản 111 54,7%
2 Mở rộng cấu trúc cơ bản 33 16,3%
3 Đảo ngữ 59 30%
Tổng 203 100%
3.1.1.1. Thu gọn cấu trúc cơ bản
Ngoài các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa thì ở phương tiện tu từ cú pháp các thể loại câu cũng đa dạng, đặc biệt là câu đặc biệt và câu dưới bậc chiếm số lượng rất nhiều. Trong các tập trường ca Thanh Thảo các câu đặc biệt và câu dưới bật gây ấn tượng rất mạnh, nó làm cho nội dung truyền tải của Thanh Thảo được nhấn mạnh như “gió”, “máu”, “mưa”, “quay cuồng”, làm cho không khí chiến trường trở nên khốc nghiệt hơn, nhấn mạnh tinh thần chiến đấu và không quyết chiến của nhân dân ta.
Về câu đặc biệt, chiếm 40 câu/203 câu chẳng hạn như:
-“mùa xuân” -“máu” -“trăng” -“tổ quốc” -“hoa” -“gió”
“cát”
“quay cuồng” -“Tháo đạn! Đứng dậy!”
Những câu này có tác dụng như thông báo, nhấn mạnh tính thực hữu của đối tượng, nhấn mạnh tính hàng loạt của hiện tượng thiên nhiên theo kiểu liệt kê như gió, cát, quay cuồng. Thanh Thảo rất hay sử dụng các câu đặc biệt này để đưa ra thông tin bối cảnh vào văn bản một cách ngắn gọn và đưa vào chủ đề một cách rất tự nhiên:
“mùa xuân
ơi con gió nồm bất chợt
ngỡ có mùi biển mùi gỗ mặn những con thuyền võng đong đưa…cái ngủ vừa thiu thiu”
“như nước uống cơm ăn Tổ quốc
hơn nước uống cơm ăn Tổ quốc”
Về câu dưới bậc, có 71/203 câu trong tổng số câu tương đương với thành phần này, chẳng hạn như:
-“chú bối cá từ đâu đó trời xanh
cắm vụt xuống anh chàng long thốt kêu lên”
-“trên nóc hầm dựng một trang thờ mùi Nhang phảng phất trong hương thơm cơn gió vẫn đi về
nơi đoàn tụ những ai còn ai mất” -“anh tư tròn
rất hay cười và thích rượu”
-“chiều chiều ra đầu ngõ mẹ đứng trông thiệt lâu đám lá nào con ở đêm nay con nằm đâu”
3.1.1.2. Mở rộng cấu trúc cơ bản
Trong mở rộng cấu trúc cơ bản ta làm rõ về thành phần chú thích và khởi ngữ. Về thành phần chú thích chiếm 23/203 trong các tập trường ca Thanh Thảo sử dụng để nhấn mạnh thêm ý nghĩa, ví dụ như:
-“ở đường dây 559 – trạm 73”
-“1)gừa, một loại cây rễ chùm, thường mọc ở các bờ kênh nam bộ” -“1)cành lá xanh gài trước cổng là dấu hiệu kiêng cử”
-“quy nhơn, ngày lập thu năm tân dậu 1981”
-“4) ở nhiều địa phương nam bộ có tục lệ dắt gà quanh
Tác giả đã chú thích thêm thời gian cụ thể, chú thích thêm về loại cây gừa để cho người đọc có thể hiểu rõ và hình dung thêm về sự vật, sự việc. Còn về khởi ngữ chiếm số lượng là 10/203 trong các phương tiện tu từ ngữ pháp và các khởi ngữ này giúp bắt đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng trước, không vội vã vào luôn vấn đề, chuẩn bị cho người nghe tư thế sẵn sàng đón nhận vấn đề hay sự việc nào đó mà người nói muốn thể hiện. Khởi ngữ còn giúp câu thể hiện rõ ý muốn thể hiện, có liên hệ mật thiết với thành phần chính của câu, cùng tạo sự nổi bật ý nghĩa của câu, chẳng hạn như:
-“còn nở những cánh hoa li ti biêng biếc và đâu đó cứ chảy ngầm mạch nước “ -“và hạt bắp cái màu đằm thắm lạ”
3.1.1.3. Đảo ngữ
Đảo ngữ mà Thanh Thảo sử dụng trong các tập trường ca là đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của mình hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc. Đảo ngữ chiếm số lượng cũng khá nhiều, chiếm 59/203 số lượng. Theo thông thường thì trật tự thông thường của kết cấu cú pháp trong câu thể hiện sắc thái trung hoà, thay đổi trật tự này với dụng ý nghệ thuật, sẽ tạo ra sắc thái tu từ. Và ông sử dụng khá nhiều phép đảo ngữ để tạo được điểm nhấn riêng cho đặc
điểm ngôn ngữ mà ông sử dụng. Tác giả đã đảo vị ngữ lên đầu, nhấn mạnh thêm hình ảnh “thao thức”, “nóng sôi”, “thở nhọc nhằn”:
-“thao thức trên bàn tay người thợ gieo trồng” -“nóng sôi rừng trưa”
-“thở nhọc nhằn từng đụn khói dồn lên”